cong-cu-phap-ly

TẠI SAO NÊN DÙNG CÔNG CỤ PHÁP LÝ ĐỂ ĐÒI NỢ?

Dùng Công cụ pháp lý để đòi nợ: Nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng hay đáp ứng các nhu cầu khác của chủ thể đang ngày càng tăng làm cho hoạt động vay tài sản có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Bản chất quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự, dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hoạt động vay tài sản, trong đó Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản, đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc trả nợ vay và nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ vay tài sản này. Bên cạnh đó, trường hợp bên vay đến hạn nhưng không trả hoặc trả không đầy đủ theo quy định thì bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên, thực tiễn nhiều trường hợp bên vay không trả nợ theo thỏa thuận và bên cho vay đã có những phương thức khác nhau để nhanh chóng đòi lại khoản vay này. Trong đó, những hành vi như thuê xã hội đen, đe dọa, dùng vũ lực, quấy rối, bắt giữ, gây sức ép hay siết đồ của bên vay để trừ nợ, đồng thời tác động đến gia đình, bạn bè của bên vay đều là những hành vi không còn quá xa lạ khi nhắc đến việc tự đòi nợ mà không nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền. Phương thức đòi nợ này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của bên vay cũng như ảnh hưởng đến gia đình của họ. Hơn nữa, những hành vi đòi nợ của bên cho vay khi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật về các tội như  tội cướp tài sản, tội bắt giữ và giam người trái phép, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cường đoạt tài sản, tội phá hoại tài sản… Như vậy, những hành vi đòi nợ trái pháp luật không những không giúp bên cho vay đòi lại được khoản vay mà còn có thể đưa chủ thể này phải chịu trách nhiệm pháp luật và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội cũng như sức khỏe, tính mạng, tinh thần của bên vay và gia định của họ. Việc dùng công cụ pháp lý để đòi nợ thay cho những hành vi trái pháp luật đó là cần thiết góp phần đảm bảo quyền lợi các bên và nâng cao giá trị, tính thượng tôn của pháp luật. 

cong-cu-phap-ly

Trước đây, chủ thể có nhu cầu đòi lại khoản nợ có thể sử dụng dịch vụ đòi nợ tại các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định pháp luật. Luật Đầu tư 2020 ra đời thay thế cho Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, bên cho vay không thể sử dụng dịch vụ đòi nợ để đòi lại khoản vay của mình mà có thể áp dụng theo phương thức hợp pháp khác. Cụ thể, khi bên vay không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên cho vay, thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, trường hợp bên vay không trả nợ và có hành vi gian dối, bỏ trốn, tẩu tán tài sản hoặc các dấu hiệu phạm tội khác thì bên cho vay có quyền tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu được giải quyết.

Như vậy, khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền vay như đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên thì bên cho vay có quyền sử dụng các công cụ pháp lý để lấy lại khoản vay như khởi kiện tại Tòa án hoặc tố cáo đến cơ quan công an có thẩm. Mọi hình thức trái pháp luật để đòi lại khoản vay sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.

Nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng hay đáp ứng các nhu cầu khác của chủ thể đang ngày càng tăng làm cho hoạt động vay tài sản có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Bản chất quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự, dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hoạt động vay tài sản, trong đó Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản, đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc trả nợ vay và nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ vay tài sản này. Bên cạnh đó, trường hợp bên vay đến hạn nhưng không trả hoặc trả không đầy đủ theo quy định thì bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên, thực tiễn nhiều trường hợp bên vay không trả nợ theo thỏa thuận và bên cho vay đã có những phương thức khác nhau để nhanh chóng đòi lại khoản vay này. Trong đó, những hành vi như thuê xã hội đen, đe dọa, dùng vũ lực, quấy rối, bắt giữ, gây sức ép hay siết đồ của bên vay để trừ nợ, đồng thời tác động đến gia đình, bạn bè của bên vay đều là những hành vi không còn quá xa lạ khi nhắc đến việc tự đòi nợ mà không nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền. Phương thức đòi nợ này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của bên vay cũng như ảnh hưởng đến gia đình của họ. Hơn nữa, những hành vi đòi nợ của bên cho vay khi có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật về các tội như  tội cướp tài sản, tội bắt giữ và giam người trái phép, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cường đoạt tài sản, tội phá hoại tài sản… Như vậy, những hành vi đòi nợ trái pháp luật không những không giúp bên cho vay đòi lại được khoản vay mà còn có thể đưa chủ thể này phải chịu trách nhiệm pháp luật và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội cũng như sức khỏe, tính mạng, tinh thần của bên vay và gia định của họ. Việc dùng công cụ pháp lý để đòi nợ thay cho những hành vi trái pháp luật đó là cần thiết góp phần đảm bảo quyền lợi các bên và nâng cao giá trị, tính thượng tôn của pháp luật. 

Trước đây, chủ thể có nhu cầu đòi lại khoản nợ có thể sử dụng dịch vụ đòi nợ tại các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định pháp luật. Luật Đầu tư 2020 ra đời thay thế cho Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, bên cho vay không thể sử dụng dịch vụ đòi nợ để đòi lại khoản vay của mình mà có thể áp dụng theo phương thức hợp pháp khác. Cụ thể, khi bên vay không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên cho vay, thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, trường hợp bên vay không trả nợ và có hành vi gian dối, bỏ trốn, tẩu tán tài sản hoặc các dấu hiệu phạm tội khác thì bên cho vay có quyền tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu được giải quyết.

Như vậy, khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền vay như đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên thì bên cho vay có quyền sử dụng các công cụ pháp lý để lấy lại khoản vay như khởi kiện tại Tòa án hoặc tố cáo đến cơ quan công an có thẩm. Mọi hình thức trái pháp luật để đòi lại khoản vay sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.