thua-ke-khi-khong-co-di-chuc

Thừa Kế Và Ngôi Thứ Ưu Tiên Thừa Kế Khi Không Có Di Chúc

Những điều cầm biết về vấn đề Thừa kế khi không có di chúc:

Thừa kế là gì?

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có định nghĩa cụ thể về thừa kế, tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu khái niệm “thừa kế” trong ngành luật dân sự được hiểu là dịch chuyển tài sản của người chết để lại cho người khác, tài sản được dịch chuyển gọi là di sản thừa kế. Nói cách khác, thừa kế được hiểu là việc di chuyển tài sản và một số quyền nhân thân của người đã chết cho người khác đang sinh sống. Di sản  bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Điều 613 đặt ra một số điều kiện để được xem là người thừa kế, cụ thể: Người thửa kế phải là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Có 02 hình thức thừa kế, gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

thua-ke-khi-khong-co-di-chuc

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Đồng thời, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015). Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thứ tự ưu tiên thừa kế khi không có di chúc

Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây không có di chúc. Theo đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã liệt kê những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.