quy-dinh-ve-lap-di-chuc

Tổng Hợp Các Quy Định Về Lập Di Chúc Cho Việt Kiều

Quy Định Về Lập Di Chúc Cho Việt Kiều: Thừa kế là một lĩnh vực quan trọng trong ngành luật dân sự, thể hiện quyền được định đoạt tài sản của người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản trước khi chết. Ngoài việc liên quan đến tài sản, thừa kế còn bao hàm tình cảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là đối với cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài. Do đó, các quy định pháp luật về thừa kế rất được mọi người quan tâm, đặc biệt là việc để lại di sản thừa kế cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài (còn gọi là Việt kiều).

quy-dinh-ve-lap-di-chuc1

Người Việt Nam có được quyền lập di chúc để lại tài sản là bất động sản và động sản cho Người mang quốc tịch nước ngoài không?

Điều 380 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.”

Điều kiện thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Vì vậy, người Việt Nam được quyền lập di chúc để lại tài sản là bất động sản và động sản cho Người mang quốc tịch nước ngoài, tuy nhiên, người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định nếu đáp ứng được điều kiện thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất.

Trình tự thủ tục để lập di chúc cho người nước ngoài hưởng tài sản là bất động sản tại Việt Nam?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hồ sơ lập di chúc bằng văn bản có công chứng bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng; Bản di chúc dự thảo (nếu có); Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản,…

Khi nộp bản sao, cần phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Người lập di chúc phải tự mình đến Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để yêu cầu công chứng di chúc, không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

Bước 2: Ký di chúc

Người lập di chúc phải tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc đề nghị công chứng viên đọc dự thảo di chúc để người lập di chúc nghe lại. Nếu người lập di chúc đồng ý với nội dung dự thảo di chúc thì phải ký vào từng trang của di chúc.

Các giấy tờ cần phải chuẩn bị khi lập di chúc của người lập di chúc và người hưởng di chúc là gì?

Các giấy tờ cần phải chuẩn bị khi lập di chúc của người lập di chúc và người hưởng di chúc bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng; Bản di chúc dự thảo (nếu có); Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản,…

quy-dinh-ve-lap-di-chuc

Các hình thức lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc hợp pháp phải có hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.