Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động gồm những gì?
Theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động theo đúng trình tự, thủ tục như sau:
1. Thủ tục:
a) Hồ sơ bao gồm:
+) Bản tường trình của người lao động (Người lao động được nộp cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày NSDLĐ yêu cầu;
+) Các tài liệu có liên quan như biên bản sự việc xảy ra, đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có);
+) Hồ sơ được bổ sung thêm trong trường hợp: Bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ, đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần; nghỉ việc có lý do chính đáng (giấy tờ được coi là có lý do chính đáng).
b) Khi tiến hành xử lý phải lập thành biên bản.
2. Trình tự:
a) Tổ chức phiên họp:
– Nhân sự gồm có:
+) Người sử dụng lao động hoặc người được NSDLĐ uỷ quyền là người chủ trì; người đại diện BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ lâm thời trong đơn vị;
+) Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam);
+) Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là ngườ i dưới 15 tuổi; người làm chứng (nếu có);
+) Người bào chữa cho đương sự (nếu có);
+) Những người khác do NSDLĐ quyết định (nếu có).
– Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.
– Nội dung phiên họp:
+) Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của NLĐ thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc;
+) Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật;
+) Người làm chứng trình bày (nếu có);
+) Người chủ trì chứng minh lỗi của NLĐ và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động;
+) Người đại diện BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của NLĐ và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động; kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động; thông qua và ký biên bản;
+) NSDLĐ ký quyết định kỷ luật lao động, quyết định tạm đình công việc (nếu có).
b) Hồ sơ được lưu tại đơn vị.
3.Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.