Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài có ưu/nhược điểm gì?
Giải quyết tranh chấp lao động, Trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, đây là phương thức thông qua một thiết chế tài phán do các bên thỏa thuận với nhiều ưu việt, hạn chế được những khó khăn khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án công của nhà nước trong các tranh chấp thương mại. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được sử dụng phổ biến trong các quan hệ thương mại không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở cả phạm vi quốc tế.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Thứ nhất, thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo về mặt tố tụng. Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các chủ thể tranh chấp.
Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng nhất.
Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.
Thứ năm, trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
3. Nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Tuy có nhiều ưu điểm nêu trên, nhưng trọng tài thương mại cũng có những nhược điểm nhất định so với con đường Tòa án, cụ thể:
Đầu tiên, do trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.
Thứ hai, trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu Tòa án thi hành các phán quyết của mình.
Thứ ba, trong thực tiễn thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay còn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên vẫn chưa có ý thức tự giác thực hiện.
Thứ tư, khi không được thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.