gop-von-doanh-nghiep

Khi góp vốn doanh nghiệp cần lưu ý những gì để tránh tranh chấp về sau

Những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

*Tài sản đem góp vốn được miễn lập hóa đơn, kể cả dự án đầu tư

Theo điểm b khoản 2.15 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Tài sản đem góp vốn được miễn lập hóa đơn, chỉ cần có:

+ Biên bản góp vốn;

+ Biên bản định giá. Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật. Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Quy định này áp dụng đồng thời với cả trường hợp góp vốn bằng dự án đầu tư

*Lãi vay để góp vốn được xem là chi phí hợp lý

Chi phí lãi vay để góp vốn vào doanh nghiệp khác chỉ mới được chấp nhận với điều kiện phát sinh sau khi đã góp đủ vốn điều lệ.

Trước năm 2015, Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Thông tư 78/2014/TT-BTC không chấp nhận chi phí này. Cho dù doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ. Khoản chi này chỉ được tính vào giá vốn khi xác định thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn.


Giá trị của một tài sản cố định có thể tăng lên tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, phần giá trị tăng thêm không được dùng để ghi tăng vốn điều lệ.

Luật doanh nghiệp năm 2020 không có quy định nào cho phép tăng vốn điều lệ bằng cách đánh giá lại tài sản cố định.

Doanh nghiệp chỉ được đánh giá lại giá trị tài sản cố định để điều chỉnh nguyên giá trong các trường hợp sau:

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

– Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

*Tăng vốn bằng cổ tức, khai nộp thuế như thế nào

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần. Khoản tiền này được tính sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

Trường hợp Công ty cổ phần chi trả cổ tức bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thì tại thời điểm này cổ tức được chia bằng các cổ phiếu thưởng chưa phải chịu thuế đầu tư vốn 5%.

Tuy nhiên, khi chuyển nhượng số cổ phiếu thưởng này, cổ đông phải tự khai nộp cùng lúc 02 khoản thuế, gồm:

+ Thuế đầu tư vốn 5%

+ Thuế chuyển nhượng chứng khoán 0,1%.

*Chuyển nhượng “quyền góp vốn” được miễn thuế giá trị gia tăng

Trường hợp doanh nghiệp nhượng lại quyền góp vốn cho nhà đầu tư khác. Thì thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn này được miễn nộp thuế giá trị gia tăng. Khi lập hóa đơn, dòng thuế suất, tiền thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.

*Tăng vốn bằng cổ tức, khai nộp thuế thu nhập cá nhân vào thời điểm nào

Tại thời điểm ghi tăng vốn bằng cổ tức hoặc lợi tức thì chưa bị tính thuế đầu tư vốn. Thay vào đó, sẽ tính vào thời điểm chuyển nhượng, rút vốn hoặc giải thể.

*Góp vốn bằng “đất đai” có bị tính thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, tại thời điểm cá nhân đem đất đai đi góp vốn thì chưa bị tính thuế thu nhập cá nhân. Thay vào đó, sẽ bị tính thuế khi chuyển nhượng vốn.

gop-von-doanh-nghiep

*Tăng vốn điều lệ, phải có tỷ lệ tán thành ít nhất 75%

Việc doanh nghiệp tăng vốn điều lệ được xem là thay đổi một phần trong nội dung Điều lệ công ty. Việc thay đổi phải được ít nhất 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp tán thành.

*Các loại tài sản nào có thể đem góp vốn

Tài sản góp vốn có thể là:

  • Đồng Việt Nam
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi
  • Vàng
  • Giá trị quyền sử dụng đất
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ
  • Công nghệ
  • Bí quyết kỹ thuật
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thậm chí, dự án đầu tư, hàng tồn kho, công cụ, dụng cụ cũng được phép làm tài sản góp vốn.

*Có được góp vốn vào công ty trong cùng tập đoàn hoặc cùng công ty mẹ

Khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Sở hữu chéo” là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau (khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).

Như vậy, pháp luật chỉ nghiêm cấm các công ty trong cùng tập đoàn. Hoặc cùng công ty mẹ đồng thời góp vốn qua lại cho nhau. Nếu việc góp vốn chỉ xuất phát từ một phía thì vẫn được chấp nhận.

*Góp vốn chỉ để hưởng lãi suất vẫn phải chịu thuế đầu tư vốn

Thông tư số 111/2013/TT-BTC không có quy định miễn đánh thuế đầu tư vốn đối với trường hợp “góp vốn chỉ để hưởng lãi suất”. Vì vậy, cho dù giữa Công ty và người góp vốn có thỏa thuận mục đích góp vốn chỉ để hưởng lãi suất. Và hết thời hạn góp vốn sẽ hoàn lại đầy đủ tiền gốc và lãi suất. Thì vẫn phải chịu thuế đầu tư vốn.

*Thu hồi cổ tức để tăng vốn có tránh được thuế đầu tư vốn

Cổ tức hoặc lợi tức, nếu đã chi trả thì xem như phải chịu thuế đầu tư vốn (5%). Cho dù ngay sau đó thu hồi lại để ghi tăng vốn. Kể cả trường hợp chứng từ chi trả (cổ tức) và chứng từ thu lại (cổ tức) được lập cùng một thời điểm. Cũng không chứng minh được đây là cổ tức dùng để tăng vốn. Thuộc diện chưa chịu thuế đầu tư vốn theo quy định của Khoản 9 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC. 

*Tăng vốn điều lệ bằng tài sản cá nhân, trích khấu hao theo thời điểm nào

Trường hợp cá nhân góp vốn bằng tài sản là nhà, xưởng nhằm ghi tăng vốn điều lệ. Thì trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Công ty được trích khấu hao đối với tài sản này. Kể từ thời điểm Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp nhận ghi tăng vốn điều lệ. Dĩ nhiên, tài sản này phải thực tế có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo doanh thu.

*Cấm doanh nghiệp góp vốn bằng “tiền mặt”

Theo Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, kể từ ngày 1/3/2014, doanh nghiệp không được góp vốn bằng “tiền mặt”. Chỉ được sử dụng các hình thức sau:

  • Thanh toán bằng Séc;
  • Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
  • Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác.

Tuy nhiên, nếu là cá nhân thì vẫn được phép dùng tiền mặt để góp vốn, không bị cấm như doanh nghiệp.