Làm thế nào để thu hồi khoản nợ mà con nợ đang ở nước ngoài?
Thu hồi khoản nợ: Trong trường hợp con nợ đang ở nước ngoài, tuy nhiên chưa có dấu hiệu hình sự về các tội liên quan đến tài sản thì thường bên cho vay nên giải quyết theo các hướng sau:
– Giảm nợ để đổi lại việc khách hàng nhanh chóng thanh toán phần còn lại: Trong nhiều trường hợp còn nợ có thể đang gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc có thể trả được nợ nhưng ngần ngại do phần lãi phát sinh từ việc thanh toán chậm hoặc tiền phạt vì vi phạm hợp đồng thì bên cho vay có thể xem xét việc giảm nợ một phần cho khách nợ nhưng cũng cần kèm theo các điều kiện là bên nợ phải thanh toán ngay một phần số nợ còn lại. Điều này có thể giúp bên nợ hợp tác hơn trong việc thanh toán và bên cho vay cũng giải quyết được khoản nợ khó đòi để có tiền tái đầu tư kinh doanh.
– Bán hoảng nợ đó cho những doanh nghiệp chuyên mua bán nợ:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cho phép việc mua bán nợ nên việc doanh nghiệp bán các khoản nợ khó đòi cho doanh nghiệp chuyên mua bán nợ là không vi phạm pháp luật. Chính vì vậy việc bán các khoản nợ khó đòi cho các doanh nghiệp chuyên mua bán nợ nên được cân nhắc lựa chọn.
Tuy nhiên, với những khoản nợ khó thu hồi khi bán cho doanh nghiệp chuyên mua bán nợ thì giá bán khoản nợ sẽ có thể chỉ bằng một phần nhỏ của giá trị khoản nợ ban đầu.
– Sử dụng dịch vụ pháp lý của các công ty luật để thu hồi nợ khó đòi:
Việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không ảnh hưởng gì tới dịch vụ pháp lý của công ty luật, trong đó bao gồm cả việc đại diện cho doanh nghiệp làm việc với khách nợ và tham gia thủ tục để yêu cầu khách nợ thanh toán khoản nợ. Mặt khác, tâm lý e ngại kiện tụng nên khi có sự tham gia của luật sư trong quá trình tố tụng thì bên vay nợ không trây ì, trốn tránh nghĩa vụ được nữa nên khả năng thu hồi nợ thành công sẽ cao hơn.
Trong trường hợp con nợ bỏ trốn ra nước ngoài có hiệu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể giải quyết theo hướng sau:
Khởi kiện tại Tòa án
Khoản 3 Điều 150 và Điều 429 BLDS 2015 quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc cho vay là 03 năm, kể từ thời điểm người cho vay biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hết thời hạn này mà không khởi kiện thì mất quyền khởi kiện.
Tố cáo, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 174 BLHS 2015 quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối (như cung cấp thông tin, chứng từ giả tạo…) nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể phải đối mặt với mức hình phạt tối đa là tù chung thân.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điều 175 BLHS 2015 quy định người nào có hành vi vay tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc cố tình không trả nợ dù có khả năng kinh tế thì có thể bị phạt tù từ tối thiểu 06 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.