mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep

Luật sư đóng vai trò và đảm nhiệm công việc gì trong quá trình mua bán/sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp

Vai trò của luật sư

Luật sư là nhân tố đơn lẻ nhưng đóng vai trò then chốt trong đội ngũ thẩm định chi tiết. Bởi hoạt động M&A về cơ bản là chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp, do vậy, luật sư tham gia vào hầu hết tiến trình M&A DN; xem xét các điều khoản, xem xét tài liệu thẩm định và soạn thảo hợp đồng mua bán. Luật sư bảo đảm niềm tin cho bên mua sẽ nhận được khi họ mua một công ty.

Các luật sư là những cố vấn không thiên vị, bởi vì tiền lương mà họ nhận được không dựa trên sự thành công của thương vụ, mà phụ thuộc vào thời gian hợp đồng có hiệu lực giữa luật sư với bên mua. Do đó, họ vẫn nhận được thù lao bất kể bên mua có hoàn thành việc mua lại hay không? Vì vậy, bộ phận mua lại cung cấp thông tin để các luật sư nhận thức, nắm bắt những điều cần lưu ý của mỗi thương vụ, để họ tập trung nỗ lực vào đúng chỗ. Ví dụ, nếu người mua chỉ dự tính mua lại tài sản, thì luật sư không cần điều tra pháp nhân của bên bán.

Nếu bên mua tham gia vào một số lượng lớn và liên tục của các hoạt động mua lại DN thì cần phải có đầy đủ đội ngũ pháp lý nội bộ. Nếu hoạt động mua lại DN chỉ diễn ra đơn lẻ, thì hầu hết bên mua dựa vào luật sư bên ngoài, những người chuyên về mua lại, những luật sư này đã tham gia vào nhiều thương vụ mua lại và do đó có những kỹ năng quan trọng mà bên mua không thể tìm thấy trong bộ phận pháp lý của DN.

Thông thường đối với hoạt động mua lại Doanh nghiệp thì có thể cần đến nhiều hơn một luật sư, vì mỗi luật sư chuyên về một lĩnh vực khác nhau. Mặc dù, nhiệm vụ chính liên quan đến việc soạn thảo thỏa thuận mua bán, nhưng cũng nên có luật sư thuế tư vấn về cách thức thực hiện thỏa thuận hiệu quả hơn về thuế, cũng như các luật sư sở hữu trí tuệ điều tra bản quyền, nhãn hiệu và bằng sáng chế của người bán và tư vấn về làm thế nào để bảo vệ tài sản trí tuệ…

mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep

Có thể sử dụng 02 nguồn luật sư: (1) trong công ty và (2) ngoài công ty. Luật sư trong công ty làm việc cho hội đồng tư vấn chung của công ty, trong khi luật sư bên ngoài là nhân viên thuộc những công ty luật được thuê để làm việc trong một thương vụ mua bán hoặc để tư vấn khi bắt đầu thương vụ mua bán đó. Đối với hầu hết các thương vụ hay ít nhất trong một thương vụ tầm cỡ, kết hợp được cả đội ngũ luật sư trong và ngoài công ty là một sự lựa chọn tối ưu và hoàn hảo. Dù là luật sư trong hay ngoài công ty, mỗi bên đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Luật sư trong công ty là những người am hiểu rõ hơn về thương vụ mua bán của công ty và các thức ban lãnh đạo Bên Mua nhìn nhận vụ mua bán này ra sao, cũng như những ưu thế, ưu tiên và những điểm mạnh của họ. Tới một mức độ nhất định, Bên Mua cần thoả thuận dựa trên nguyên tắc đầy đủ, họ cũng có thể là chuyên gia trong các vụ mua lại, nhưng phần lớn họ thường ít kinh nghiệm hơn so với những luật sư được thuê từ công ty luật chuyên về lĩnh vực M&A, bởi dẫu sao họ là những người chỉ nắm được luật chung chung. Luật sư trong công ty cũng có những hạn chế như họ chỉ là một nhóm tương đối nhỏ. Nhưng luật sư bên ngoài thì ngược lại, họ là thành viên của công ty luật lớn có những nguồn lực không hạn chế trong việc chuyển nhượng. Trong khi các luật gia của công ty là những người có kiến thức chung về luật và hiểu rõ về doanh nghiệp thì luật sư thuê ngoài lại là những chuyên gia luật nhưng chỉ hiểu biết sơ sài về doanh nghiệp đó. Do vậy, luật sư trong công ty thường đáp ứng tốt nhất trong vai trò lãnh đạo đội ngũ làm pháp lý và nhóm thẩm định pháp lý. Họ có trách nhiệm cuối cùng trong việc báo cáo tới cấp quản lý vì họ hiểu vụ mua bán tốt hơn, họ có khả năng nhận ra những vấn đề đặc biệt của Bên Mua. Ngược lại, nhóm tư vấn luật thuê bên ngoài lại đóng vai trò quan trọng trong những lĩnh vực cụ thể, bao gồm các vấn đề phức tạp hơn về M&A, thuế, bản quyền, luật môi trường và những vấn đề tranh chấp. Luật sư thuê ngoài còn có thể cung cấp một nguồn yểm trợ khác là nhóm cộng sự gồm những luật sư trợ giúp vào những lúc khối lượng công việc quá nhiều trong khi thời gian cho một vụ giao dịch M&A thì hạn chế. Trên thực tế, luật sư trong công ty thường dẫn dắt nhóm của họ kết hợp với nhóm luật gia cao cấp bên ngoài để tư vấn về những vấn đề phức tạp của một thương vụ M&A, cộng thêm một số hội đồng tư vấn cấp thấp bên ngoài khi xem xét lại số lượng không nhỏ những tài liệu thẩm định chi tiết và soạn thảo những tài liệu liên quan đến công việc giao dịch M&A. Hãng luật bên ngoài sẽ có nhiệm vụ cung cấp những nguồn lực bổ sung để tiến hành các công việc như: soạn thảo, xét duyệt văn bản sẽ ký kết, phân chia tài liệu, đáp ứng các cơ sở vật chất và “cơ sở hạ tầng” khác.