Mua/Bán nợ là gì? Mua/Bán nợ như thế nào là đúng luật
Mua bán nợ là gì?
Khái niệm:
Nợ: là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ: là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Việc mua bán nợ được biết đến là hình thức bên bán thực hiện chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền đòi nợ cũng như những quyền liên quan khác của khoản nợ cho đơn vị mua nợ. Những thành phần trực tiếp tham gia vào quy trình mua bán nợ bao gồm bên bán nợ và bên mua nợ.
Bên mua nợ chính là những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua và nhận chuyển nhượng để có thể trở thành một chủ nợ mới của các khoản nợ.
Bên bán nợ chính là những cá nhân, tổ chức hiện đang sở hữu những khoản nợ cũng như phải thực hiện việc bán và chuyển nhượng các khoản nợ cho bên mua.
Hiện tại một quy trình mua bán nợ theo đúng pháp luật sẽ bao gồm 4 bước cơ bản cần thực hiện sau:
1. Tiếp nhận những hồ sơ liên quan đến các khoản nợ:
Tiếp nhận những hồ sơ liên quan đến các khoản nợ là bước đầu tiên trong một quy trình mua bán nợ. Theo đó cần phải cung cấp cho bên mua nợ ít nhất một trong những loại chứng từ dưới đây:
– Biên bản đối chiếu và xác nhận, cam kết việc thanh toán nợ.
– Khế ước cho vay nợ, biên bản thanh lý các hợp đồng về kinh tế (nếu có) chứng minh việc liên quan đến các khoản nợ, hợp đồng kinh tế.
– Các hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố tài sản, những biên bản thỏa thuận và xử lý tài sản có tính chất đảm bảo cho khoản nợ, những tài liệu pháp lý hiện có liên quan đến những tài sản đảm bảo.
– Tài liệu, công văn hoặc giấy yêu cầu việc thanh toán nợ từ chủ nợ với khách nợ.
– Những bản án ra phán quyết và phân xử việc tranh chấp từ Tòa án nhân dân về các khoản nợ. Các quyết định thi hành án từ những cơ quan thi hành án có liên quan đến khoản nợ.
– Những tài liệu khác liên quan đến khoản nợ cũng như tình hình hoạt động và tình hình tài chính hiện tại của khách nợ.
2. Thẩm định hồ sơ/ Xác minh khách nợ:
Căn cứ vào những thông tin và chứng từ được cung cấp, bên mua nợ sẽ tiến hành xác minh thông tin của khách hàng.
Bước này sẽ bao gồm việc xác minh tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, hoàn cảnh gia đình và công việc của họ, các mối quan hệ trong xã hội,… đặc là khả năng chi trả. Thời gian để xác minh khách nợ còn tùy thuộc vào khu vực làm việc và sinh sống cụ thể của họ.
3. Thông báo kết quả của việc xác minh:
Sau khi tiến hành xác minh được hoàn tất, nếu như có khả năng thu hồi nợ, quy trình mua bánsẽ bước sang giai đoạn ký kết hợp đồng.
Sau khi việc ký kết hợp đồng về dịch vụ và hợp đồng ủy quyền được hoàn tất, bên mua nợ sẽ tiến hành thu hồi nợ và những biện pháp nghiệp vụ thu nợ theo như quy định của pháp luật.