Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Công Ty Cổ Phần

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Công Ty Cổ Phần

Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc lựa chọn loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp là điều mà nhiều khách hàng băn khoăn. có rất nhiều loại hình của tổ chức để bạn chọn lựa. Trong phạm vi bài viết, xin giới thiệu đến quý độc giả ưu điểm và nhước điểm của loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần

uu-diem-cong-ty-co-phan

Theo Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 thì:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Ưu điểm của Công ty Cổ phần

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân do đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

+ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu, đây là ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần. Điều này giúp cho công ty cổ phần dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình cả về yếu tố vốn và nguồn nhân lực.

+ Việc quản lý điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị công ty, các quyết định được đưa ra dựa trên một trình tự chặt chẽ được quy định trong điều lệ và pháp luật doanh nghiệp, do đó đảm bảo sự khách quan và quyền lợi của các cổ đông.

Nhược điểm của Công ty Cổ phần

+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, ngoài ra công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

+ Cách thức biểu quyết và thông qua các vấn đề quan trọng phải theo một quy trình chặt chẽ nhiều trường hợp sẽ làm mất thời gian dẫn đến việc có những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng không thể đưa ra được quyết định kịp thời do đó gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

=> Nhìn chung, loại hình doanh nghiệp cổ phần phù hợp cho các khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, quản trị nội bộ, thuế … liên quan đến loại hình doanh nghiệp này mà khách hàng cũng cần phải lưu ý nếu có ý định thành lập.

——————————

[LTT & LAWYERS:] Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Mọi vướng mắt pháp lý liên quan đến loại hình doanh nghiệp cổ phần xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

Công ty Luật TNHH LTT Và Các Cộng Sự
– E-mail: info@lttlawyers.com
– Phone: (+84) 906 122 830
– Website: www.lttlawyers.com
– Trụ sở chính: Tầng 19, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiều, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.