An toàn thực phẩm và những điều cần lưu ý

An toàn thực phẩm: Thời gian vừa qua, thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường dịch vụ ăn uống đang là vấn đề nhức nhối thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Những con số thống kê về số ca ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất đáng báo động. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã siết chặt hơn về công tác quản lý ATTP nhằm ngăn chặn những tác hại từ thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Dù vậy nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng tới vấn đề bảo đảm ATTP cho khách hàng, dẫn tới việc phải chịu những rủi ro không đáng có trong kinh doanh do bị các cơ quan quản lý xử phạt.

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là quy định bắt buộc mà hầu hết cơ sở nào có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm cũng đều phải có. Vậy cụ thể những đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (GPVSATTP)?

1. Những đối tượng bắt buộc phải có GPVSATTP:

Hầu hết mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần được cấp loại giấy phép này, loại trừ các cơ sở sau đây:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

(Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm)

2. Doanh nghiệp có nên sử dụng giấy chứng nhận giả trong quá trình sản xuất, kinh doanh?

Có nhiều ý kiến cho rằng có thể sử dụng giấy phép giả được rao bán trên mạng để qua mặt cơ quan kiểm tra và khách hàng, tuy nhiên pháp luật Việt Nam quy định hành vi làm giả giấy phép là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ

30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm.

(Điều 341 của Bộ luật Hình sự 2015)

Ngoài ra hành vi này còn khiến cho doanh nghiệp, cơ sở bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín sản xuất, kinh doanh. Do vậy, sẽ thật thiếu khôn ngoan khi chọn giải pháp sử dụng giấy phép VSATTP giả để hoạt động.

3. Nên chọn một công ty luật uy tín để hỗ trợ xin giấy phép

Thực tế cũng cho thấy rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian trong việc tổ chức, xây dựng cho cơ sở của mình đạt tiêu chuẩn theo các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm đặt ra. Giải pháp tối ưu để đơn giản hóa công việc này là tìm kiếm một hãng luật uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này để tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các quy trình cụ thể từ lúc xây dựng, sửa chữa cơ cở sản xuất, kinh doanh cụ thể như sau:

  1. Khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ, giấy tờ hiện có và những thông tin có liên quan đến cơ sở;
  2. Tư vấn và khắc phục những tồn tại về trang thiết bị, cơ sở vật chất như: sắp xếp các trang thiết bị, các dụng cụ, các điều kiện về nền, tường, trần, hệ thống điện, hệ thống thông gió, kho bãi, chất thải,… theo nguyên tắc một chiều.
  3. Tư vấn và hoàn thiện cùng doanh nghiệp một số thủ tục hành chính như: sổ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, sổ lưu mẫu, sổ quản lý sức khỏe nhân viên, sổ theo dõi chế biến,…
  4. Sắp xếp lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp chứng chỉ. Đồng thời tư vấn và hướng dẫn khám sức khỏe.
  5. Lập hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các giấy tờ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, sơ đồ cơ sở, mô tả chi tiết quy trình chế biến thực phẩm, cam kết cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… và một số giấy tờ cần thiết khác.
  6. Hỗ trợ nộp hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh ATTP tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Tham gia cùng Doanh nghiệp đón đoàn thẩm định ATTP tại cơ sở
  8. Nhận kết quả và bàn giao khách hàng

———————————

[LTT & LAWYERS:] Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến chủ đề này xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

☎️ Công ty Luật TNHH LTT & Các Cộng Sự

  • E-mail: info@lttlawyers.com
  • Phone: (+84) 28 6270 7278
  • Website: www.lttlawyers.com
  • Trụ sở chính: Tầng 3, Số 185 Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.