Doanh nghiệp thường xảy ra những hình thức tranh chấp nào?
Doanh nghiệp thường xảy ra những hình thức tranh chấp nào? Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có sự liên quan về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực hiện hoạt động thương mại,… Phân loại tranh chấp thương mại là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau, cần thiết phải có điều luật chính thức phân loại tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại: là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Dưới góc độ này thì tranh chấp thương mại thực chất là tranh chấp hợp đồng – đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại và luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.
Tranh chấp thương mại có thể dựa vào tính chất để chia thành các loại tranh chấp khác nhau.
Thứ nhất, căn cứ theo phạm vi lãnh thổ, tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ hai, căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp trong tranh chấp thương mại, bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
Thứ ba, căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp, tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính,…
Thứ tư, căn cứ vào quá trình thực hiện, tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thứ năm, căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp, tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, các tranh chấp thương mại có thể phân thành năm loại:
(1) tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
(2) tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
(3) tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
(4) tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
(5) các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Sở dĩ chúng ta phân chia được thành các loại tranh chấp thương mại như trên là nhờ vào các quy định pháp luật có liên quan cũng như lĩnh vực, tính chất của hoạt động thương mại đó trọng tài sẽ được áp dụng nếu các bên chủ thể tranh chấp thương mại lựa chọn, trong khi rất hiếm trường hợp các bên trong tranh chấp dân sự lựa chọn áp dụng phương thức trọng tài. Nhận diện đúng loại tranh chấp còn có ý nghĩa để xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp huyện hay cấp tỉnh. Đối với tranh chấp trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Điều này cũng rất dễ nhầm lẫn với tranh chấp dân sự trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ – tranh chấp có liên quan tới việc bảo vệ quyền tác giả phát sinh ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, sự cần thiết để ban hành điều luật phân loại các tranh chấp thương mại không thôi là chưa đủ. Việc quy định rõ ràng về đặc điểm, tính chất của các tranh chấp thương mại sau khi đã được phân loại cũng rất quan trọng. Phân loại tranh chấp thương mại với tranh chấp dân sự đã khó, nay để phân loại tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài và tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài còn khó hơn – đây là thực tế vẫn đang tồn tại. Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là tranh chấp thương mại có ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, mặt khách thể hoặc mặt sự kiện pháp lý. Chỉ cần đáp ứng được một trong ba mặt trên có sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài thì sẽ xác định được có phải tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài hay không. Trên thực tế, thường xảy ra các trường hợp có những tranh chấp chỉ có yếu tố nước ngoài về một trong các mặt như chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý; hoặc, có yếu tố nước ngoài cả về mặt chủ thể và khách thể; hoặc, có yếu tố nước ngoài cả về mặt chủ thể và sự kiện pháp lý; hoặc, có yếu tố nước ngoài cả về mặt khách thể và mặt sự kiện pháp lý; hoặc, có yếu tố nước ngoài cả về mặt chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý. Yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp làm cho việc giải quyết tranh chấp có nhiều sự khác biệt so với việc giải quyết các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Đó là việc xác định thẩm quyền tòa án và trọng tài có thể thuộc tòa án và trọng tài của các quốc gia khác nhau.