Khó khăn và Thuận lợi khi đầu tư vào việt nam
I. Khó khăn
1. Nhiều ràng buộc khi thành lập doanh nghiệp
Theo báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2019”, mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 69/190 trong các nền kinh tế được khảo sát.
Mặc dù đã có nhiều cải cách, việc thành lập doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế như:
- Nhà đầu tư cần có hợp đồng cho thuê địa điểm trước khi đăng ký thành lập tổ chức kinh tế
- Có những hạn chế một số ngành nghề kinh doanh đối với thương nhân nước ngoài, nhất là các ngành chưa nằm trong các biểu cam kết quốc tế, yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện các bước thẩm định đầu tư, hỏi ý kiến các Bộ, Ngành liên quan. Ví dụ: kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, dịch vụ đấu giá tài sản, thẩm định giá,…
- Việc thành lập doanh nghiệp cần nhiều thời gian (thông thường từ 1 – 2 tháng). Vì vậy, nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ kế hoạch của mình.
2. Hệ thống pháp luật phức tạp, chưa hoàn thiện, có nhiều quy định chưa rõ ràng
Trong lĩnh vực thuế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cần chịu các khoản thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà thầu nước ngoài; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên,…
Khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có được cấp hay không, và các rủi ro khác.
Ví dụ như hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN có quyền không mua điện từ các dự án này. Đây là một rủi ro lớn.
Có thể bạn quan tâm 8 bước cơ bản để thực hiện đầu tư vào Việt Nam
Một ví dụ khác liên quan đến quy chế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài không thể tận dụng máy móc đang sử dụng của mình (nhất là những loại đã vượt quá 10 năm tuổi) để mang đến Việt Nam sản xuất.
Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển mạnh, dẫn đến các khó khăn khi đầu tư vào lĩnh vực chế tạo (CSPL: Quyết định 18/2019/QĐ-TTg Quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng).
Ngoài ra, một số quy định trong Luật Đầu tư có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với Luật khác, ví dụ những nội dung không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, …
II. Thuận lợi
1. Việt Nam có nền chính trị – xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng đều đặn
Kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2010 tăng trưởng 7,5%/năm, và dù gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn sau đó, từ năm 2011 đến năm 2013 kinh tế vẫn tăng trưởng 5,6%/năm. Các năm về sau tốc độ tăng trưởng trung bình trên 6%. (Nguồn: World Economic Forum)
2. Nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến khích và hỗ trợ đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường đầu tư công bằng, minh bạch, liên tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Luật Đầu tư 2014 được ban hành tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư trong các ngành, nghề mà luật không cấm thông qua các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư (6 ngành nghề) và đầu tư kinh doanh có điều kiện (267 ngành nghề) và có nhiều quy định về giản tiện thủ tục hành chính.
Có thể bạn quan tâm Quy trình để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Ngoài ra, những chính sách về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cũng được áp dụng. Nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất,…
khi đầu tư vào các ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư (CSPL: Luật Đầu tư 2014; Nghị định 118/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư)
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 đạt 35,5 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017 (Nguồn: VnEconomy)
3. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, thế hệ dân số trẻ chiếm đa số
Việt Nam hiện có dân số là 95 triệu, đứng thứ 14 trên thế giới. Độ tuổi trung bình của Việt Nam là 30,8, thấp hơn so với mức trung bình của Trung Quốc là 37,3, khoảng 60% lực lượng lao động dưới 35 tuổi. (Nguồn: Worldometer; Nielsen)
4. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các hiệp định thương mại với các đối tác lớn như VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc), CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ), AHKFTA (ASEAN – Hồng Kong),…và dần gỡ bỏ các rào cản thuế quan, rào cản gia nhập thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Có thê bạn quan tâm Những quy định đầu tư vào Việt Nam
Nếu bạn hay doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào việt nam vui lòng liên hệ với LTT & Các cộng sự
LTT & Các cộng sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Mua bán và Sáp nhập, Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ tư vấn đầu tư và các vấn đề lao động cho chủ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.