nguoi-thua-ke-di-chuc

Người thừa kế di chúc là người nước ngoài có ảnh hưởng gì không? Nếu có cần lưu ý những gì?

Người thừa kế di chúc là người nước ngoài thì? Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong những quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

+ Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

a) Về quy định được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo quy định mới của Luật nhà ở năm 2014 thì kể từ ngày 01/07/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Đây là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được tự mình đứng tên quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai – nhà ở. Cụ thể, Luật Nhà ở 2014 quy định:

1. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (khoản 2, điều 8);

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp Mua, thuê mua, nhận, tặng, cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ (điểm b, khoản 2, điều 160)

nguoi-thua-ke-di-chuc

b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.
Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).

c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.