tranh-chap-khoan-no

RANH GIỚI GIỮA TRANH CHẤP KHOẢN NỢ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tranh chấp khoản nợ và tranh chấp thương mại: Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hoạt động vay tài sản, trong đó Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản, đây cũng là cơ sở pháp lý cho việc trả nợ vay và nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ vay tài sản này. Bên cạnh đó, trường hợp bên vay đến hạn nhưng không trả hoặc trả không đầy đủ theo quy định thì bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 466  Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy tranh chấp về khoàn nợ giữa các bên có bản chất là tranh chấp dân sự, đây là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật dân sự là cá nhân, pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Như vậy, tranh chấp về khoản nợ của các bên trong hợp đồng dân sự chính là tranh chấp dân sự. Bên cạnh tranh chấp dân sự thì pháp luật còn quy định tranh chấp kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân có đăng ký kinh doanh trong hoạt động thương mại, đầu tư, kinh doanh. Mặc dù tranh chấp về khoản nợ của các bên thường là tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng cũng có trường hợp, tranh chấp về khoản nợ này là tranh chấp thương mại. Việc xác định tranh chấp xảy ra là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại đôi khi khá phức tạp nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giải quyết hiệu quả vụ tranh chấp. Nếu xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ dẫn đến áp dụng sai pháp luật nội dung đối với vụ việc và ảnh hưởng đến quyền lợi các bên.

Trường hợp tranh chấp phát sinh mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Theo đó, nếu căn quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì đây là tranh chấp dân sự vì một bên hoặc các bên thiếu điều kiện về chủ thể là có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc một bên hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan như chưa kịp tiến hành đăng ký kinh doanh; đã tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp hoặc bị từ chối cấp; cố ý vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân. Việc xác định là tranh chấp dân sự trong trường hợp này sẽ có phần không hợp lý vì nếu ý chí của các bên khi tham gia giao dịch đều nhằm mục tiêu lợi nhuận nên dù không có đăng ký kinh doanh, các chủ thể vẫn tuân thủ các quy định về giao dịch thương mại. Việc xác định loại tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại phù hợp với hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.

tranh-chap-khoan-no

Trường hợp tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên đều có mục đích lợi nhuận mà chỉ một bên có đăng ký kinh doanh, bên còn lại có các loại giấy tờ pháp lý khác không phải là đăng ký kinh doanh có thể là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hay giấy phép thành lập và hoạt động thì bên không có đăng ký kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong các trường hợp này, việc xác định loại tranh chấp cần căn cứ vào quy định tương ứng tại các văn bản pháp luật khác.

Trường hợp tranh chấp mà một bên không có mục đích lợi nhuận nhưng chọn áp dụng Luật Thương mại. Theo đó, khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại quy định bao gồm cả “hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này”. Quy định này đặt ra trường hợp nếu bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng Luật Thương mại thì liệu có thể xác định tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại và áp dụng Luật Thương mại để giải quyết hay không? Như vậy, tranh chấp về khoản nợ giữa các bên có thể là tranh việc có đăng ký kinh doanh thương mại tùy mục đích sinh lợi và việc đăng ký kinh doanh của các bên.