tai-cau-truc-doanh-nghiep

Tái cấu trúc doanh nghiệp và 4 thời điểm cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, phương thức vận hành để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Tái cấu trúc có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ tái cấu trúc một phần ví dụ như vận hành, bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh,…  tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ tái cấu trúc và tái lập vì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Tái cấu trúc là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên mục tiêu, định hướng chiến lược,… sẵn có của doanh nghiệp còn tái lập là quá trình thiết kế lại tận gốc tạo ra nền tảng mới cho doanh nghiệp.

Sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Vấn đề hoạt động không hiệu quả, trì trệ có thể là do cơ cấu sai, chiến lược không hợp lý, quản lý không hiệu quả, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực yếu kém. Khi đứng trước các vấn đề này thì việc tái cấu trúc là một việc làm bức thiết. Ngoài ra còn có các dấu hiệu nhận biết thời điểm doanh nghiệp cần tái cấu trúc. Dưới đây là 4 thời điểm cho thấy doanh nghiệp của Bạn cần tái cấu trúc

Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất bao gồm doanh số giảm, mất lợi thế cạnh tranh, thị phần bị thu hẹp, tài sản bị thất thoát, hoạt động cầm chừng, trì trệ… Đây là những dấu hiệu rõ rệt nhất báo hiệu cần phải tái cấu trúc.

Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

Những dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm chính sách kinh doanh không tốt, không có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, chất lượng sản phẩm giảm sút, khách hàng phản ánh, khiếu nại nhiều, hoạt động tiếp thị không hiệu quả… Khi thấy những biểu hiện này thì cũng là một tín hiệu cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cần phải quyết định.

Có thể bạn quan tâm:

tai-cau-truc-doanh-nghiep

Dấu hiệu thuộc nhóm giữa

Tái cấu trúc để sắp xếp, tổ chức lại nguồn nhân lực. Những dấu hiệu thuộc nhóm này thường ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả, không có kế hoạch, mục tiêu làm việc rõ ràng, chồng chéo chức năng giữa các bộ phận…

Những dấu hiệu này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu duy trì không có sự cải thiện thì sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển. Vì vậy, công ty cần xem xét lại và thực hiện tái cấu trúc để thay đổi.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu khó nhận biết vì thuộc về những vấn đề thượng tầng bao gồm chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh, xây dựng tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn… Nếu doanh nghiệp không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi từ bên trong, mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại.

Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các ván đề pháp lý về doanh nghiệp, thẩm định pháp lý doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, Mua bán cổ phần doanh nghiệp vui lòng liên hệ với các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin