TẠO LẬP CHỨNG CỨ ĐỂ THU HỒI CÔNG NỢ NHƯ THẾ NÀO?
Tạo lập chứng cứ để thu hồi công nợ: Hợp đồng vay tài sản được xác lập dực trên sự thỏa thuận của các bên, khi đến hạn nhưng bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền vay thì bên cho vay có quyền sử dụng các công cụ pháp lý để lấy lại khoản vay như khởi kiện tại Tòa án hoặc tố cáo đến cơ quan công an có thẩm. Để việc đòi lại khoản nợ thông qua cơ quan có thẩm quyền thì bên cho vay cần tạo lập các chứng cứ liên quan đến khoản vay và bên cho vay để việc giải quyết tranh chấp về khoản vay được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo lợi ích của bên cho vay.
Việc tạo lập các chứng cứ này là việc tìm kiếm, tập hợp các thông tin về việc xác lập và thực hiện hợp đồng với bên vay, cụ thể như hợp đồng vay giữa các bên, những giấy tờ khác liên quan đến công nợ, ủy nhiệm chi sao kê tài khoản ngân hàng, thông tin chuyển khoản ngân hàng trong trường hợp các bên chuyển khoản vay qua tài khoản ngân hàng. Đối với trường hợp các bên xác lập hợp đồng vay và thực hiện theo phương thức đưa tiền mặt thì các bên phải có kí xác nhận rõ ràng và cần thiết có thể có thêm người làm chứng. Những bằng chứng bày đều có vai trò hiệu quả nhằm xác nhận việc thực hiện khoản vay giữa các bên và bên cho vay có thể tập hợp, kiểm tra lại quá trình cho vay để thu thập được những bằng chứng này.
Tuy nhiên, trường hợp các bên không xác lập hợp đồng vay bằng lời nói chứ không thê hiện trên giấy tờ cụ thể. Điều này gây khó khăn hơn cho bên cho vay thì tìm kiếm chứng cứ chứng minh khoản vay. Theo đó thì tin nhằn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại cũng là một cách để ghi nhận viêc thực hiện khoản vay của các bên. Có 2 cách để có bằng chứng là tin nhắn văn bản, đó là kiểm tra tin nhắn với con nợ, khi các bên thỏa thuận để xác lập khoản vay, các thông tin qua tin nhắn có thể liên quan đến việc các bên có xác lập khoản vay này. Đồng thời, khi khoản vay đã đến hạn, bên cho vay có thể nhắn tin cho bên vay và hỏi về khoản nợ, trường hợp bên vay xin khất nợ hoặc từ chối việc trả nợ thì tin nhắn này đều có thể là bằng chứng cho việc bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả khoản tiền vay theo hợp đồng. Bên cạnh đó, bên cho vay có thể gọi điện và ghi âm cuộc gọi với bên vay. Theo đó, bên cho vay có thể gọi trực tiếp cho con nợ và hỏi về khoản nợ cũng như việc đã qua hạn trả nợ. Qua nội dung cuộc gọi, con nợ có thể xác nhận rằng mình khoản vay đối với bên cho vay và chưa trả, việc ghi âm cuộc gọi là cách giúp bên cho vay đòi lại khoản vay khi không có giấy tờ chứng minh việc cho vay này. Ngoài việc ghi âm cuộc gọi thì bên cho vay có thể gặp trực tiếp bên vay để yêu cầu trả lại khoản nợ. Tương tự như thực hiện cuộc gọi cho bên cho vay thì khi các bên gặp và nói chuyện về khoản vay, nội dung được ghi âm có thể sẽ là bằng chứng về việc thực hiện hợp đồng vay giữa các bên và là căn cứ để buộc bên vay trả lại khoản vay.
Việc xác lập các chứng cứ bày cần tuân thủ theo điều kiện về chứng cứ theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điển hình như:
– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
…
Và một số chứng cứ khác theo quy định pháp luật.