3 điểm thay đổi trong pháp luật lao động mà lao động nước ngoài cần lưu ý.

So với quy định pháp luật hiện hành, Bộ luật Lao động 2019Luật Nhập Cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2019 có những điểm mới đáng chú ý liên quan đến “Giấy phép lao động”, như sau:

1. Bổ sung thủ tục Gia hạn Giấy phép lao động

Theo đó, Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định về thủ tụ “cấp lại” Giấy phép lao động cho người nước ngoài khi giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Cụ thể: thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm và sẽ được cấp lại Giấy phép lao động.

Đối với thủ tục “Cấp lại Giấy phép lao động”, người lao động nước ngoài phải chuẩn bị lại toàn bộ hồ sơ như đã chuẩn bị để được cấp Giấy phép lao động lần đầu tiên, thời hạn Giấy phép lao động sau khi cấp lại có thể lên đến 02 (hai) năm theo pháp luật lao động hiện hành.

Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức ghi nhận và cho phép việc gia hạn giấy phép lao động (nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm).

Tuy nhiên, để có thể biết được đây có phải là một quy định tối ưu, hiệu quả về mặt hồ sơ, quy trình, vẫn phải chờ những hướng dẫn chi tiết từ các Nghị định, Thông tư được ban hành từ phía Chính phủ.

phapluatlaodong

2. Lưu ý về ký hiệu thị thực (VISA) và Thẻ tạm trú (Temporary Resident Card)

Theo quy định hiện hành, người lao động nước ngoài sẽ được cấp VISA và thẻ tạm trú có ký hiệu “”. Song, theo quy định của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2019 thì ký hiệu “” sẽ phân chia thành:

LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Thời hạn của VISA và Thẻ tạm trú là không quá 02 (hai) năm.

Ngoài ra, VISA ký hiệu DN (cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam) cũng được sửa đổi, bổ sung thành:

DN1 – Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Thêm 02 trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt đối với người nước ngoài

Bên cạnh các trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt được quy định trước đó tại Bộ luật Lao động 2012 thì từ ngày 01/01/2021, Hợp đồng lao động còn chấm dứt trong 02 trường hợp có liên quan đến người nước ngoài sau đây:

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Bài viết thuộc bản quyền của LTT và Các Cộng Sự. Mong quý vị và các bạn vui lòng ghi rõ nguồn khi copy bài viết.