thu-hoi-cong-no

3 Cách Thu Hồi Nợ Doanh Nghiệp và Cách Xử Lý Kiện Đòi Nợ

Công nợ là quá trình ghi nhận và theo dõi các khoản phải thu khách hàng khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ, hoặc có thể là các khoản phải trả khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ từ doanh nghiệp khác.

Đối với các khoản công nợ của doanh nghiệp được phân thành công nợ phải trả và công nợ phải thu.

Công nợ phải thu: Là các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm tiền bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đối tác mà chưa thu đượ các khoản cho vay, đầu tư..;

Công nợ phải trả bao gồm: khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho đơn vị liên quan. Công nợ phải trả được kế toán công nợ theo dõi theo từng đối tượng cụ thể.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có các khoản công nợ khác như các khoản phải thu hộ nội bộ, khoản tạm ứng, tiền bồi thường, khoản phải trả cho công nhân viên, phải nộp cho nhà nước… những khoảng này cần phải được kế toán công nợ của Công ty theo dõi.

3 Cách Thu hồi Công Nợ Cho Doanh Nghiệp

1 Cách thu hồi công nợ bằng việc xác minh hồ sơ

Công nợ đến hạn của Khách hàng khi thu hồi công nợ

+ Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.

+ Xác minh thông tin của Bên nợ, nếu là Tổ chức thì kiểm tra trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp về trình trạng hoạt động du hỏi của doanh nghiệp, xác minh thông tin trên sở kế hoạch và đầu tư về thông tin của Doanh nghiệp, về số tài khoản ngân hàng giá của doanh nghiệp. Nếu là cá nhân thì minh địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại của họ.

+ Xác minh sơ bộ về khả năng thanh nợ của người nợ của khách hàng Ví dụ: Nếu bên nợ là doanh nghiệp thì doai. nghiệp đó có nhiều tài sản hay không, có mắc nợ nhiều người hay không, có rơi vào tình trạng phá sản hay không? Có thể xác minh thêm về tài khoản ngân hàng của công ty . Nếu là cá nhân thì cá nhân đó có tài sản xe, nhà cửa gì không, cá nhân đang đứng tên sở hữu bất động sản hay tài sản nào không? có đang làm việc tại đâu có nguồn thu nhập hay không?

2 Cách thu hồi công nợ bằng việc tiếp cận thương lượng thu hồi nợ ?

+ Qua quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy hợp lệ và có căn cứ pháp lý để thu hồi, Doanh nghiệp sẽ soạn thông báo về việc báo giá yêu cầu thanh toán công nợ, trong thông báo đó thể hiện số Công nợ cần thanh căn cứ pháp lý, các tài liệu cứ kèm theo luật sư ấn định thời gian để thanh toán, và thông tin liên hệ cần thiết khi cần trao đổi.

Thông báo tiếp cận bên nợ, mà người nợ tổ thái độ không thiện chí trả nợ thì Doanh nghiệp sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết kiện người nợ ra cơ quan pháp luật: Cụ thể tùy từng hồ sơ thu hồi công nợ cụ thể mà đưa ra hướng giải quyết, có thể là áp dụng thủ tục khởi kiện theo hướng yêu cầu thanh toán công nợ hoạch áp dụng hình thức khởi kiện đề nghị tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp. ?

3 Cách thu hồi công nợ bằng việc khởi kiện đòi nợ.

Sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác gia quyết nợ thì Doanh nghiệp nhờ Văn phòng luật sư/ Công ty Luật tiến hành những thủ tục pháp lý khởi kiện bên nợ ra pháp luật như:

+ Làm đơn khởi kiện thu nợ hoặc đề Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đang nợ.

+ Soạn thảo thông báo khởi kiện gửi đến bên nợ;

+ Nộp đơn khởi kiện;

+ Làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh bên nợ tẩu tán tài sản.

+ Tham gia vụ kiện, trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi của khách hàng ở cấp sơ thẩm, đặt câu hỏi và phúc thẩm khi có giấy triệu tập của tòa án;

+ Hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

thu-hoi-cong-no

Cách thức xử lý kiện đòi nợ & Nội dung công việc dịch vụ kiện đòi nợ được sơ lược dưới đây như sau :

Phân loại đối tượng khách hàng yêu cầu xử lý thu hồi nợ hợp pháp

Khách hàng yêu cầu khởi kiện nợ gồm:
– Cá nhân đòi nợ cá nhân;

– Cá nhân đòi nợ tổ chức;

– Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp;

– Tổ chức đòi nợ cá nhân;

– Tổ chức đòi nợ tổ chức;

– Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;

– Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;

– Doanh ngiệp đòi nợ doanh nghiệp;

Phân loại các khoản nợ

Các loại nợ mà các Văn phòng luật sư có thể đảm nhận kiện đòi gồm :

– Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán

– Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng ( Bao gồm các loại hợp đồng )

– Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng . . .

Tiếp nhập hồ sơ nợ

Cách thức tiếp nhận hồ sơ nợ được qua các bước như sau :

Khách hàng cung cấp toàn bộ chứng từ hồ sơ nợ có liên quan gồm :

+ Nếu là doanh nghiệp thì hồ sơ gồm có:

Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh và toàn bộ chứng từ nợ nếu có như : Hợp đồng , hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy xác nhận nợ . . .

+ Nếu là cá nhân thì hồ sơ gồm có :

Giấy chứng minh nhân dân và toàn bộ chứng từ nợ làm bằng chứng nếu có như : Giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ chứng từ vay mượn, mua bán . . .

Lưu ý : (Quý khách chỉ cung cấp hồ sơ nợ bằng bảng photocopy, bảng chính hồ sơ nợ khách hàng tự giữ)

– Trình bày sơ lược về nội dung của vụ nợ (có mẫu kèm theo)

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ nợ và thấy hồ sơ nợ có cơ sở kiện đòi. Văn phòng luật sư sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý kiện đòi nợ với khách hàng. Đồng thời khách hàng sẽ ủy quyền cho Văn phòng luật sư  được quyền đòi nợ.

Xử lý hồ sơ công nợ

Sau khi thủ tục tiếp nhận hồ sơ hoàn thành. Văn phòng luật sư tiến hành các bước như sau :

a. Bước thứ nhất là xác minh hồ sơ nợ :

– Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.

– Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. Ví dụ như: Nếu người nợ là cá nhân thì người đó còn sống hay đã chết hoặc họ còn thường trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác . . .Nếu là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản

– Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ. Ví dụ : Nếu bên nợ là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có nhiều tài sản hay không, có mắc nợ nhiều người hay không, có rơi vào trình trạng phá sản hay không ?. Nếu là cá nhân thì cá nhân đó có tài sản xe cộ nhà cửa gì không

– Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì văn phòng sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.

– Thời hạn xác minh mỗi hồ sơ nợ là không qua 30 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ . Trong thời hạn xác minh vẫn tiến hành thu hồi nợ nếu người nợ có thanh toán.

Trên đây là Các cách thu hồi công nợ doanh nghiệp hiện nay. Trường hợp doanh nghiệp của Bạn đang có nợ khó đòi, cần tư vấn và tham gia của luật sư thu hồi nợ của LTT & Lawyers, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Các luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.