tinhhuong

Tình huống: Bố tôi là con thứ 3 trong gia đình 5 người con. Ông bà vừa mất, bác cả không báo ai trong gia đình mà tự mình làm sổ đỏ đứng tên bác. UBND huyện cũng đã cấp sổ đỏ từ năm 2019. Nay, các anh em khác trong gia đình muốn được chia di sản của ông bà để lại. Tôi muốn hỏi giờ gia đình tôi cùng lúc kiện để hủy sổ đỏ và yêu cầu chia di sản thừa kế trong cùng 1 vụ kiện được không?

Trả lời tình huống trên:

1. Phân tích tình huống

Trong tình huống trên, có một số dữ kiện quan trọng như sau:

+ Gia đình ông bà, có 5 người con trong đó bố bạn là người con thứ 3

+ Ông bà mất không để lại di chúc

+ Bác cả tự mình làm sổ đỏ đứng tên bác và UBND huyện cũng đã cấp sổ đỏ cho bác cả từ năm 2019.

2. Giải quyết tình huống

Thứ nhất:

Trong tình huống trên ông bà bạn có 5 người con, khi ông bà bạn mất (trường hợp không để lại di chúc) thì tài sản sẽ được thừa kế và chia theo pháp luật theo Điều 650, Bộ Luật dân sự 2015.

Điều 651 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

tinhuong

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, bố của bạn và những người con khác của ông bà đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật và được hưởng phần di sản bằng nhau.

Thứ hai:

Việc bác cả tự mình làm sổ đỏ đứng tên bác và UBND huyện cũng đã cấp sổ đỏ cho bác cả từ năm 2019 là trái quy định của pháp luật

Trong trường hợp này, Cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật mà cụ thể là cấp chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng.

Khi thực hiện hành vi cấp sổ đỏ không thuộc một trong các trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013 thì được xem là hành vi cấp sổ đỏ trái pháp luật. Để xử lý hành vi này, các nhà lập pháp đã quy định các chế tài, biện pháp xử lý hành vi cấp sổ đỏ sai luật.

Đối với sổ đỏ được cấp trái pháp luật

Trong trường hợp sổ đỏ được cấp trái pháp luật theo khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 gồm sổ đỏ được cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì sẽ bị Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Để giải quyết tình huống này gia đình bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Việc này quy định cụ thể tại Điều 34, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp này, để yêu cầu Tòa án xem xét và hủy quyết định trái pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bạn và gia đình cần cung cấp giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu để yêu cầu trích xuất thông tin về nguồn gốc đất, hồ sơ làm sổ đỏ của bác cả , từ đó chứng minh việc bố bạn và những người con khác của ông bà đều có quyền được nhận phần di sản bằng nhau và việc bác cả bác cả tự mình làm sổ đỏ đứng tên bác và UBND huyện cũng đã cấp sổ đỏ cho bác cả từ năm 2019 là trái quy định của pháp luật .

Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì không thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Việc xử lý thiệt hại do việc cấp Giấy chứng nhận trái phép