Các Trường Hợp Sa Thải Người Lao Động Theo Quy Định Pháp Luật

Các căn cứ sa thải nhân viên theo quy định pháp luật lao động

Hiện nay, rất nhiều trường hợp nhân viên bị sa thải khỏi công ty với nhiều lý do, tình huống. Tuy nhiên, việc sa thải theo pháp luật không phải lúc nào cũng được tuân thủ bởi các doanh nghiệp. Và rất nhiều người thắc mắc về những trường hợp sa thải theo quy định pháp luật lao động. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Hình thức sa thải được xem là một trong ba loại hình thức xử lý kỷ luật lao động, xảy ra khi nhân viên có hành vi vi phạm nội quy lao động một cách nghiêm trọng.

Chấm dứt lao động dưới góc độ quản trị và hệ quả

Quy định về các trường hợp sa thải

Bộ luật lao động 2012 có quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô , đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2.Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Cụ thể hơn đối với quy định trên, Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng như sau:

a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;

b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.

Phân biệt đối xử lao động bị xử lý như thế nào?

Các trường hợp ngoại lệ được xem là có lý do chính đáng:

Tuy nhiên, cần lưu ý thế nào là nghỉ có lý do chính đáng, khi nào được xem là tự ý bỏ việc. Các trường hợp sau không được xem là tự ý bỏ việc:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.