Đóng Các Loại Bảo Hiểm Theo Hợp Đồng Lao Động Như Thế Nào?

Đóng Các Loại Bảo Hiểm Theo Hợp Đồng Lao Động Như Thế Nào?

Hiện nay, trong quan hệ lao động giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, các chủ thể này phải tham gia các loại bảo hiểm khác nhau như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN),…

Vậy ai phải đóng bảo hiểm, phải tham gia đóng bảo hiểm loại nào, mức đóng bảo hiểm là bao nhiêu,… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được luật hiện hành quy định là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên nhân khác nhau như: đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Có hai loại bảo hiểm xã hội là BHXH bắt buộc (bao gồm: Ốm đau; Thai sản;  Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; và Tử tuất), và BHXH tự nguyện (bao gồm Hưu trí và Tử tuất)

Ai phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Có rất nhiều đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc nhưng trong quan hệ hợp đồng lao động thì có hai đối tượng chính đó là: Người sử dụng lao động (hay công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động) và Người lao động.

Theo Điều 2, khoản 1, Luật BHXH 2014, Người lao động thuộc các trường hợp sau thì mới phải đóng BHXH bắt buộc:

a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

2. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Là một loại bảo hiểm dự trù cho các trường hợp “tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”, “bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.

Ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp hàng tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế được hiểu là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định.           

cac-loai-bao-hiem-bat-buoc

Ai phải đóng bảo hiểm y tế?

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức là những đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm y tế.

Người lao động và Người sử dụng lao động hàng tháng phải đóng các loại bảo hiểm theo tỷ lệ % mức tiền lương tháng.

4. Bảo hiểm thất nghiệp:

Bảo hiểm thất nghiệp  được hiểu là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động

5. Mức đóng các loại bảo hiểm:

Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc {đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)} được thực hiện như sau:

a. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ HT ÔĐ
14% 3% 0.5% 1% 3% 8% 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

b. Đối với người lao động nước ngoài

Đối với việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài, từ ngày 1/12/2018, NSDLĐ chỉ phải đóng 3% BHXH, 0,5% Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 3% BHYT. Còn đối với NLĐ là người nước ngoài thì chỉ phải đóng 1,5% BHYT. Kể từ ngày 1/1/2022 thì các mức đóng sẽ thay đổi:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ HT ÔĐ
14%

(Thực hiện từ ngày 01/01/2022)

3%

(Thực hiện từ ngày 01/12/2018)

0.5%

(Thực hiện từ ngày 01/12/2018)

3% 8%

(Thực hiện từ ngày 01/01/2022)

1.5%
20.5% 9.5%
Tổng cộng 30%

 

——————————

[LTT & LAWYERS:] Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Mọi vướng mắt pháp lý liên quan đến chủ đề này xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

☎️ Công ty Luật TNHH LTT & Các Cộng Sự
– E-mail: info@lttlawyers.com
– Phone: (+84) 862.707.278
– Website: www.lttlawyers.com
– Trụ sở chính: Tầng 19, Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.