Logo của doanh nghiệp có thể được bảo hộ dưới hình thức nào?
Logo của doanh nghiệp là biểu tượng thương hiệu hoặc nhãn hiệu, dưới dạng ký hiệu, hình ảnh hoặc chữ… ban đầu được thiết kế dưới dạng các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, việc bảo hộ logo cho doanh nghiệp là việc cần thiết đối với doanh nghiệp muốn phát triển bền vừng và lâu dài.
Là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.
Logo có thể gắn liền với một hoặc nhiều nhãn hiệu, hoặc đại diện cho cả một thương hiệu, ví dụ logo quả táo gắn liền với iPhone.
Quyền bảo hộ mặc nhiên
Cả logo hay nhãn hiệu có thể ban đầu được hình thành dưới dạng một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm viết, tác phẩm nhiếp ảnh được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký đều là tài sản trí tuệ được mặc nhiên bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả ngay khi được định hình mà không cần phải đăng ký.
Mặc dù quyền tác giả mặc nhiên được bảo hộ, nhưng để xác lập căn cứ đầy đủ và mạnh mẽ giúp chứng minh, bảo vệ quyền tác giả, chống lại các xâm phạm hoặc tranh chấp quyền tác giả thì chủ sở hữu nên làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cấp bởi cục bản quyền tác giả. Một khi được cấp giấy chứng nhận, sẽ không cần chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan với bất kỳ bên nào trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Riêng nhãn hiệu luôn phải gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng và nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nói cách khác nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai nếu người đó chưa được cơ quan này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu là đối tượng thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó bao gồm sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu. Các đối tượng này chỉ xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, doanh nghiệp cần luôn kịp thời thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp cho cả logo lẫn nhãn hiệu hàng hóa.
Logo được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu lu bu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Logo được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng)
Nếu đắp ứng các điều kiện sau đây:
Tính sáng tạo: tính sáng tạo hay tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra một cách trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không được bảo hộ nếu nó thể hiện dưới dạng một ý tưởng, mà phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định như được chạm khắc trên tủ, vẽ hoặc in trên bao bì, tạo hình trên đồ gốm….
Trên đây là những nhận định về việc bảo hộ logo doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng cần bảo hộ logo cho doanh nghiệp của mình, hoặc đang gặp vấn đề về bảo hộ thương hiệu, đừng ngần ngại hãy liên hệ với các luật sư sở hữu trí tuệ của LTT & Lawyers. Chúng tôi sẽ liên hệ với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.