tranh-chap-thua-ke

Các bước giải quyết tranh chấp thừa kế di chúc 2022

Giải quyết tranh chấp thừa kế di chúc

Di chúc hợp pháp là di chúc được lập bằng văn bản hoặc lập di chúc miệng đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.

Tính hợp pháp của di chúc

Căn cứ theo Điều 630, Bộ luật dân sự 2015 thì để di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện:

– Thứ nhất, điều kiện về chủ thể để lại di chúc, phải minh mẫn sáng suốt không bị đe dọa lừa dối bắt ép về việc lập di chúc;

– Thứ hai, về nội dung thì di chúc phải có đủ nội dung quy định tại Điều 631, cùng với đó nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội;

Ngoài ra còn tùy vào chủ thể lập di chúc và hình thức thể hiện của di chúc sẽ được quy định khác nhau tại Khoản 2,3,4,5 Điều 630.

Nếu chủ thể cùng với nội dung đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 thì đó sẽ được coi là một di chúc hợp lệ và có hiệu lực pháp luật.

Có thể bạn quan tâm Quy trình xử lý tranh chấp thừa kế với người nước ngoài

Quy định pháp luật về thừa kế

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế được chia làm hai trường hợp đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc được quy định tại Bộ luật này như sau:

– Theo Điều 626 người lập di chúc có quyền chỉ định, truất quyền hưởng di sản, phân định phần di sản, giao nghĩa vụ cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng, di tặng, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản cho bất kỳ ai;

– Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Người nhận di sản sẽ được nhận đúng như những gì được lập trong di chúc;

– Người thừa kế theo di chúc có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

– Những người không được hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Tuy nhiên dù pháp luật tôn trọng ý chí cuối cùng của người lập di chúc, nhưng những người thừa kế vẫn được hưởng hai phần ba suất nếu như họ đáng lẽ được hưởng nhưng không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

tranh-chap-thua-ke

Theo căn cứ pháp lý tại Điều 652 quy định một trường hợp trong phần thừa kế theo pháp luật đó là thừa kế thế vị khi cha mẹ mất cùng lúc hoặc trước ông bà thì cháu sẽ được hưởng một phần tương tự như cha mẹ lúc còn sống; nếu cháu mất thì chắt sẽ được hưởng tương tự như vậy.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất có di chúc là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Có thể bạn quan tâm Quy trình xử lý tranh chấp thừa kế 2022

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Căn cứ Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 hồ sơ bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân;

– Tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện và các giấy tờ liên quan như: Giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, di chúc, giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan;

Bước 3: Tiến hành hòa giải;

Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Có thể bạn quan tâm Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế