cac-loai-hop-dong

Các loại hợp đồng và những lưu ý khi xảy ra tranh chấp

Các loại hợp đồng và những lưu ý khi xảy ra tranh chấp Hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

Hợp đồng kinh doanh thương mại, kinh tế được thành 3 loại như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đây là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập) và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa ( gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn).

Hợp đồng dịch vụ

Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa ( gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành ( như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).

Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác

Như các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khác như hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)

Những vấn đề cần lưu ý:

1. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp: Các bên chủ thể có quyền tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp (trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước). Các bên có thể chủ động cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án nhằm đảm bảo mục tiêu kép giải quyết được tranh chấp đồng thời cũng giữ được mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh

2. Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại. Theo quy định tại Điều 319 Luật thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 02 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm. Do vậy, khi phát sinh tranh chấp, các bên cần lưu ý tới cấn đề thời hiệu để kịp thời tiến hành khởi kiện, tránh trường hợp kéo dài dẫn đến mất quyền khởi kiện.

cac-loai-hop-dong

3. Cơ quan và quốc gia có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (đối với Hợp đồng thương mại quốc tế). Trong Hợp đồng thương mại quốc tế, các bên tham gia sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp luôn là vẫn đề gây tranh cãi bởi pháp luật các quốc gia có sự khác nhau.Việc này còn kéo theo hao tổn chi phí, thời gian cho việc tham gia tố tụng, nhiều khi còn nhiều hơn giá trị lợi ích mà các bên đạt được khi giải quyết tranh chấp.