cap-giay-chung-nhan

Đối tượng nào cần phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hành sản xuất tốt đối với thực phẩm?

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hành sản xuất Thông tư số 18/2019/TT-BYT hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảovệ sức khỏe như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn:

1. Nguyên tắc, quy định Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice – sau đây gọi tắt là GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe và việc áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước.

2. Các chứng nhận tương đương với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp Giấy chứng nhận?

Để được cấp giấy chứng nhận gmp thực phẩm bảo vệ sức khỏe (chứng nhận HS GMP) cơ sở phải đáp ứng các nguyên tắc, quy định về hướng dẫn thực hành tốt GMP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vậy các quy định, tiêu chuẩn gmp trong sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Tổ chức nào có quyền cấp chứng nhận HS GMP? Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận gmp thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm những gì? Tất cả sẽ được GMPc Việt Nam trình bày cụ thể qua bài viết dưới đây. 1, Nguyên tắc, quy định GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe và việc áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước phải đáp ứng điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và tuân thủ các nguyên tắc, quy định về GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đây:

a) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng, tuân theo các quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, an toàn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống bảo đảm chất lượng được xây dựng, thiết kế toàn diện kết hợp với Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát chất lượng hướng đến mục tiêu chất lượng đề ra. Hệ thống bảo đảm chất lượng phải được xây dựng thành bộ văn bản hoàn chỉnh với các nguồn lực thực thi bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nhân lực đầy đủ, phù hợp để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả,

cap-giay-chung-nhan

b) Phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao. Nhân viên tại các vị trí của cơ sở sản xuất phải được đào tạo và định kỳ đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản của CD và các công việc chuyên môn đang đảm trách;

c) Nhà và trang thiết bị sản xuất phải được quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với các hoạt động sản xuất.

….

Hồ sơ, tài liệu phải nộp khi xin cấp Giấy chứng nhận?

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận gmp thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu); S

ơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất;

– Các bản vẽ:

+ Bản vẽ mặt bằng công nghệ;

+ Bản vẽ sơ đồ đường đi con người, công nhân;

+ Bản vẽ sơ đồ đường đi nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm;

+ Bản vẽ sơ đồ đường đi bao bì cấp 1 + Bản vẽ đường đi phế liệu sản xuất;

+ Bản vẽ sơ đồ thoát hiểm; – Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở; Bản hướng dẫn sử dụng, vận hành máy, bảo quản, vệ sinh máy đối với từng loại máy chính Quy trình bảo quản thành phẩm; Hồ sơ thẩm tra lắp đặt máy; Hồ sơ thẩm tra vận hành máy, Hồ sơ thẩm tra hiệu năng máy, – Phiếu kết quả kiểm định nước đạt tiêu chuẩn; Hợp đồng thu gom rác thải và bộ hồ sơ xử lý chất thải, nước thải, xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường,

– Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, giấy tờ chứng minh nguồn nguyên liệu đảm bảo (hơn đồng. hóa đơn. giấy chứng nhân):

– Hồ sơ của nhân sự làm việc tại nhà máy:

+ Văn bằng chuyên môn. Đối với người phụ trách chuyên môn yêu cầu trình độ đại học trở lên chuyên ngành Y/Dược/Dinh dưỡng/An toàn thực phẩm/Công nghệ thực phẩm và kinh nghiệm ít nhất 3 năm.

+ Hợp đồng lao động;

+ Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện còn thời hạn trong vòng 6 tháng;

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý hồ sơ giấy tờ cấp giấy chứng nhận gmp thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ Y tế.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết cấp Giấy chứng nhận?

Khi được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP, cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận GMP. Giấy chứng nhận này do Cục An toàn thực phẩm/ Cục Quản lí Dược Bộ Y tế cấp.

Thời gian để được cấp Giấy chứng nhận là bao lâu?

Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiêu chuẩn GMP. Thời gian cấp Giấy là không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu thẩm định không đạt yêu cầu, cơ sở cần khắc phục và gửi văn bản kết quả khắc phục đến đoàn thẩm định. Cơ sở sẽ được Giấy chứng nhận GMP trong thời hạn 07 ngày.

Giấy chứng nhận GMP có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp. Khách hàng lưu ý, trước khi hết hạn 06 tháng, cần nộp hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận.

Việc xin cấp Giấy chứng nhận này có mất tiền phí và lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Phí phải nộp đối với thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) LÀ 22.500.000Đ/1lần/1cơ sở

 Một số điểm lưu ý đặc biệt khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy này?

Giấy chứng nhận GMP có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp. Khách hàng lưu ý, trước khi hết hạn 06 tháng, cần nộp hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những loại giấy tờ được yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính vì vậy khi thực hiện thủ tục xin cấp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn về nhà xưởng, máy móc, vệ sinh an toàn thực phẩm…. để tránh bị trả hồ sơ khi cơ quan chức năng tiến hành thẩm định