dau-tu-truc-tiep

Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thủ tục ra sao?

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể được chia thành 2 hình thức. Hai hình thức đó là: Đầu tư trực tiếp (FDI) và Đầu tư gián tiếp (FPI).

1. Hình thức đầu tư trực tiếp (FDI)

Hình thức đầu tư cụ thể:

(Thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc các hành thức khác theo quy định của luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan ).

  • Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư.
  • Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020.
  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định.

  • Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp FDI

 Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh ). Đây là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư. Trong thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Chủ thể ký kết hợp đồng BCC  là nhà đầu tư ngước ngoài với nhà đầu tư trong nước, hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

Mục đích của các nhà đầu tư khi ký hợp đồng BCC là nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Mặc dù không thành lập tổ chức kinh tế nhưng thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong trường hợp này vẫn phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Hình thức đầu tư gián tiếp (FPI)

Hình thức đầu tư cụ thể:

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bằng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
dau-tu-truc-tiep

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Tương ứng với các hình thức đầu tư khác nhau. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần có những quy trình thủ tục khác nhau để thực hiện hoàn tất quá trình đầu tư vào Việt Nam:

1. Hình thức đầu tư trực tiếp thông qua thành lập tổ chức kinh tế.

Hình thức đầu tư này được thực hiện qua 2 bước. Trước tiên, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó, bước tiếp theo là thành lập tổ chức kinh tế.

Cụ thể các bước này như sau:

Bước 1. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 38 Luật đầu tư 2020. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2. Thành lập tổ chức kinh tế.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế.

Tổ chức kinh tế được thành lập để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.

Các nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trình tự thực hiện cũng theo quy trình thủ tục tại điều 38 Luật đầu tư 2020

3. Hình thức đầu tư gián tiếp thông qua góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế.

Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 24 Luật đầu tư 2020. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định các điều kiện cần đáp ứng đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn thực hiện hình thức đầu tư này. Cụ thể các điều kiện bao gồm:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư 2020;

  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Luật đầu tư 2020;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.