hop-dong-chuyen-nhuong

Hợp đồng chuyển nhượng là gì? 7 rủi ro thường thấy trong hợp đồng chuyển nhượng

Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa các bên, trong đó có ghi rõ bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao tài sản được chuyển nhượng cho bên được chuyển nhượng. Ngoài ra, hợp đồng cũng là văn bản xác minh bên được chuyển nhượng đã thanh toán đầy đủ số tiền mà bên chuyển nhượng yêu cầu để có quyền sử dụng tài sản.

Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng chuyển nhượng

1. Rủi ro pháp lý:

Đối tượng để thực hiện giao dịch mua, bán không hợp pháp. Ví dụ như: nhận chuyển nhượng đất mà đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất chưa có bìa đỏ). Như vậy, việc giao dịch không hợp pháp và sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi các bên xảy ra tranh chấp, khởi kiện tại Tòa án.

2. Rủi ro về tranh chấp quyền sở hữu tài sản:

Khi tham gia vào giao dịch, bên mua cần phải tìm hiểu xem tài sản mình chuẩn bị giao dịch có trong tình trạng đang bị tranh chấp hay không. Người mua cần lưu ý, khi tài sản đang trong quá trình tranh chấp không được phép thực hiện chuyển nhượng, mua bán.

3. Rủi ro về tài sản có bị thế chấp tại ngân hàng:

Dù tài sản đã được thế chấp tại Ngân hàng nhưng người bán vẫn muốn chuyển nhượng tài sản, dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý cho người mua khi thực hiện giao dịch này. Chính vì vậy người mua cần lưu ý xem tài sản mình định mua có bị thế chấp tại ngân hàng không? Đã được giải chấp hay chưa?

4. Rủi ro về tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án:

Trong nhiều trường hợp, tài sản đang bị kê biên mà người bán vẫn muốn chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng cũng cần xác định rõ quyền sử dụng tài sản có bị kê biên để bảo đảm thi hành án hay không. Nếu quyền sử dụng tài sản bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không nên thực hiện giạo dịch chuyển nhượng.

hop-dong-chuyen-nhuong

5. Rủi ro khi bên mua không thỏa thuận và kí kết hợp đồng với đúng chủ đầu tư hoặc chủ tài sản mà là một bên thứ ba

Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản sẽ không được pháp luật công nhận, bảo vệ nếu người mua không thỏa thuận và kí kết hợp đồng với đúng chủ đầu tư hoặc chủ tài sản mà là một bên thứ ba. Do vậy, cần hết sức lưu ý trong quá trình giao kết hợp đồng nếu người kí không phải là chủ đầu tư, chủ tài sản thì người mua nên ngay lập tức tìm hiểu xem người kí với mình có quyền được bán tài sản đó hay không.

6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản không rõ ràng

Trong hợp đồng có nhiều điều khoản mà người mua thường không dành thời gian để đọc hết hoặc thậm chí là không hiểu tất cả nội dung, từ đó sẽ trở thành bên bị bất lợi khi hợp đồng có hiệu lực: Nếu như trong trường hợp chưa chắc chắn về hợp đồng mua bán thì người mua nên tìm đến những nơi chuyên tư vấn về hợp đồng, hoặc điều tra thông tin  để nắm rõ hơn tình hình thực tế của tài sản và đối chiếu với những dữ liệu được ghi trên hợp đồng. 

7. Rủi ro khai “2 giá” Khai giá thấp hơn giá thực tế trong hợp đồng chuyển nhượng:

Trên thực tế, để tránh phải nộp thuế cao, không ít người mua, bán bất động sản thỏa thuận lấy mức giá do Nhà nước ban hành hoặc thấp hơn để ghi trong hợp đồng công chứng chứ không ghi giá chuyển nhượng thật. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho bên mua khi bên bán có thể chỉ trả cho bên mua số tiền đã nhận ghi trong hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu dẫn đến những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài sau này.

Trên đây là khái niệm và những rủi ro thường gặp trong các hợp đồng chuyển nhượng hiện nay. Nếu Bạn đang vướng mắc pháp lý về hợp đồng hoặc cần tư vấn hỗ trợ soạn thảo hợp đồng vui lòng liên hệ với các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận yêu cầu.