huan-luyen-phap-luat

Huấn Luyện Pháp Luật Là Gì? Bộ Phận Nào Công Ty Cần Huấn Luyện Pháp Lý?

Huấn luyện pháp luật là gì?

Huấn luyện pháp luật là hoạt động đào tạo, củng cố kiến thức pháp luật cho các phòng, ban, tổ, nhóm (một bộ phận) hoặc toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp. Các buổi huấn luyện pháp luật giúp đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp nắm bắt và cập nhật các quy định của pháp luật có liên quan để áp dụng vào quá trình quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Các chương trình huấn luyện pháp luật dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp không chỉ bao gồm các năng lực pháp lý (ví dụ như soạn thảo hợp đồng, đàm phán, tư vấn pháp lý,…) mà còn bao gồm các năng lực kinh doanh (ví dụ như bán hàng, quảng cáo, đăng ký thủ tục, khuyến mãi,… để nhân viên có thể làm việc tốt hơn).

Các buổi huấn luyện pháp luật được chuẩn bị về nội dung, thời gian, cách thức tổ chức và phương pháp đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. So với các chi phí kiện tụng và bồi thường (nếu thua kiện), có thể thấy chi phí đầu tư vào các khóa huấn luyện pháp luật là tương đối nhỏ và là một khoản đầu tư hiệu quả.

Một số dịch vụ đào tạo, huấn luyện pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu hiểu biết pháp luật là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thời kỳ hội nhập và phát triển như:

– Dịch vụ đào tạo kỹ năng, phổ biến kiến thức pháp luật cơ bản về các lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức;

– Đào tạo nhân sự cho các vị trí trong doanh nghiệp, tái cấu trúc bộ phận Nhân sự cho doanh nghiệp;

– Tổ chức hội thảo, tập huấn pháp luật nhằm nâng cao kiến thức về tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước;

– …

huan-luyen-phap-luat

Bộ phận nào công ty cần huấn luyện pháp lý?

Nhìn chung, tất cả các bộ phận trong công ty đều cần huấn luyện pháp lý. Ví dụ bộ phận bán hàng cần được huấn luyện các quy định liên quan đến thương mại, dịch vụ nhằm bảo đảm giảm tối đa các rủi ro pháp lý đến từ việc mua bán, cung ứng dịch vụ, tránh được các khiếu nại, kiện cáo không đáng có từ khách hàng. Tại Mỹ, một đại lý Kia tại Maryland (Mỹ) phải trả tới 1 triệu USD để dàn xếp vụ kiện liên quan đến việc bán kênh giá sản phẩm so với giá niêm yết công khai của hãng.

Bộ phận Nhân sự cũng phải được quan tâm đầu tư nâng cao trình độ quản lý công tác nhân sự, tiền lương, thưởng, các chế tài phạt lao động, chế độ trợ cấp, thôi việc,… theo quy định pháp luật lao động. Rủi ro xảy ra từ việc vi phạm pháp luật lao động sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất rất lớn, đặc biệt là đối với các nhân sự cấp cao thì mức tổn thất này tỷ lệ thuận theo mức lương của người lao động. Đồng thời, các phòng ban như Thiết kế, Đồ họa cần được phổ biến các quy định về Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ,… giúp họ am hiểu các quy định liên quan đến văn hóa phẩm, tác phẩm tranh, ảnh trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, tránh xâm phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và pháp luật cạnh tranh; giúp doanh nghiệp tránh rủi ro bị các đối thủ thị trường kiện tụng gây mất uy tín, hình ảnh và đe dọa tổn thất kết quả kinh doanh.