Trong lĩnh vực ATTP cho nhà hàng/cửa hàng ăn uống thường có những vấn đề vi phạm nào hay mắc phải, cần tránh, khắc phục và đề phòng?
Trong lĩnh vực ATTP, cửa hàng, nhà hàng ăn uống thường xuyên bị kiểm tra về những vấn đề ATTP. Cho nên đối với các đơn vị này cần tuân thủ các tiêu chí kiểm tra của cơ quan chức năng, nhằm tuân thủ pháp luật và cũng là cách bảo vệ sức khỏe dành cho khách hàng của mình:
Các vi phạm hay mắc phải cần tránh và khắc phục bao gồm:
(1) Nơi kinh doanh gần nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm.
(2) Bày bán/chế biến thức ăn trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất < 60 cm
(3) Thức ăn không được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi bẩn, mưa nắng và các loài côn trùng, động vật khác.
(4) Để lẫn giữa những thực phẩm sống và thực phẩm chín.
(5) Không có dụng cụ xúc, gắp thức ăn sạch sẽ.
(6) Không có đủ nước và nước đá sạch phù hợp với quy định.
(7) Người sản xuất kinh doanh nhóm ngành nghề này không có sức khỏe tốt và chưa có kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
(8) Không có sổ sách ghi chép nguồn thực phẩm.
(9) Không có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải kín và hợp vệ sinh.
Khi nào cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP)? Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc trước khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm, nhà hàng ăn uống. Đây là quy trình nhằm kiểm soát chất lượng, vệ sinh của người kinh doanh được nhà nước quy định rõ trong luật an toàn thực phẩm. Và người kinh doanh phải thực hiện đúng những tiêu chuẩn được quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận. Khi có giấy chứng nhận thì bạn mới đủ điều kiện pháp lý để kinh doanh thực phẩm.