luat-su-noi-bo

Luật sư nội bộ là gì? Luật sư nội bộ doanh nghiệp thường đảm nhiệm những công việc gì?

Khái niệm: Luật sư nội bộ được hiểu là cá nhân hoặc một nhóm luật sư làm việc với tư cách là một bộ phận trong hoặc ngoài Doanh nghiệp, có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Bao gồm việc tư vấn, đưa ra các phương án tối ưu và soạn thảo các hồ sơ pháp lý tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó Luật sư nội bộ còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình quản trị nội bộ doanh nghiệp hoặc quản lý nội bộ doanh nghiệp, đây là cách thức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm phân chia quyền lực trong doanh nghiệp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chính sách, cơ chế về lương thưởng, tài chính cho người lao động. Xuất phát từ thực tiễn của xã hội và vì sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.

luat-su-noi-bo

Để kiểm soát rủi ro pháp lý thì công việc của Luật sư nội bộ thường phải tham gia trước, trong và sau khi các hoạt động diễn ra. Cụ thể:

Pháp lý nội bộ:

  • Xây dựng quy định, quy trình, quy chế và kiểm tra, giám sát thực hiện;
  • Hợp đồng lao động (ký kết, thực hiện, chấm dứt, bảo hiểm), nội quy lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất …
  • Chuẩn bị và tham gia tổ chức ĐHĐCĐ, họp HĐTV;
  • Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, soạn thảo hồ sơ, tài liệu;
  • Soạn thảo các văn bản: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản….

Pháp lý hợp đồng

  • Tham gia các buổi họp về việc thực hiện các dự án, tham gia các giao dịch;
  • Soạn thảo đối với các dự thảo hợp đồng;
  • Hiệu chỉnh các bản thảo hợp đồng (đối tác gửi; cấp dưới trình);
  • Tham gia các buổi họp đàm phán/trao đổi đàm phán (điện thoại/email);
  • Rà soát các hợp đồng trước khi ký;
  • Tham gia các buổi họp về việc thực hiện hợp đồng: thanh toán, tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện, …
  • Tham gia các buổi họp về giải quyết vướng mắc, tranh chấp, …
  • Xử lý việc chuyển giao nghĩa vụ, quyền theo hợp đồng;
  • Xử lý việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng.

Pháp lý tố tụng

  • Phát sinh các vấn đề pháp lý tố tụng khi: doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện khởi kiện một bên khác; hoặc bị một bên khác kiện; hoặc có liên quan;
  • Các loại vụ việc thường phát sinh như là: tranh chấp các quyền/nghĩa vụ theo hợp đồng; yêu cầu thanh toán; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tranh chấp quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản, sở hữu trí tuệ)…

Các công việc thường phải làm:

– Nghiên cứu hồ sơ, lập phương án tố tụng;

– Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;

– Nộp hồ sơ, chuẩn bị tham gia các hoạt động tố tụng.

Tư vấn pháp lý công ty, lãnh đạo, các phòng ban và nhân sự công ty:

  • Tư vấn pháp lý về thuế, tài chính, vay, thế chấp tài sản, chứng khoán …
  • Cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước
  • Giải đáp thắc mắc cho lãnh đạo công ty, các phòng ban, đồng nghiệp.

Các loại việc pháp lý khác: 

– Xin các loại giấy phép (xây dựng, PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh …

– Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình.

– Đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền tác giả, khiếu nại hành chính, tham gia công tác bồi thường.

– Hỗ trợ tái định cư đối với việc phát triển dự án BĐS.

– Giải quyết khiếu nại khách hàng, …