Mức lương tối thiểu vùng được quy định vào 2020

Vào ngày 15/11/2019 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP điều chỉnh lại mức lương tối thiểu vùng. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tuân thủ văn bản này từ 1/1/2020. Nhưng nếu không kịp thời cập nhật từ thời điểm này và lên kế hoạch tài chính thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro to.

Bài viết dưới đây của LTT sẽ so sánh mức lương tối thiểu vùng của năm 2019 và 2020, nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu và những lời khuyên dành cho doanh nghiệp trong năm 2020

Khác biệt mức lương cũ 2019 và lương mới 2020?

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ cao hơn năm 2019 từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng  

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP)Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 (Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP)Mức chênh lệch tăng
Vùng I 4.180.000 đồng/tháng   4.420.000 đồng/tháng 240.000 đồng
Vùng II 3.710.000 đồng/tháng   3.920.000 đồng/tháng 210.000 đồng
Vùng III 3.250.000 đồng/tháng   3.430.000 đồng/tháng 180.000 đồng
Vùng IV 2.920.000 đồng/tháng 3.070.000 đồng/tháng 150.000 đồng

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiệu vùng?

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu của địa bàn đó.
    Nếu doanh nghiệp có hiện diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì áp dụng mức lương tối thiểu của địa chỉ nơi có hiện diện.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên trên địa bàn có thay đổi tên, chia tách thì áp dụng mức lương tối thiểu của địa bàn trước khi thay đổi tên.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mới được thành lập từ nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu cao nhất.

Doanh nghiệp cần tuân thủ lương tối thiểu vùng như thế nào?

  • Đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất (công việc không thông qua học nghề, đào tạo nghề).

Ví dụ: doanh nghiệp thuê người lao động làm tạp vụ tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh (Vùng I). Lương phải chi trả tối thiểu bằng mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng.

  • Đối với người lao động làm việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả mức lương cao hơn ít nhất 7%.

Ví dụ: doanh nghiệp tuyển nhân viên kế toán làm việc tại trụ sở chính Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh (Vùng I). Lương phải chi trả tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng * 7% = 4.729.400 đồng.

mucluongtoithieuvung

Doanh nghiệp cần phải làm gì?

  • Xem xét và rà soát lại tiền lương trên hợp đồng lao động để điều chỉnh mức tiền lương theo hướng tăng lên đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng năm 2020.

Ví dụ, đang có người lao động làm việc tại vùng I nhận mức lương thấp hơn 4.420.000 đồng/tháng thì cần điều chỉnh tăng lên. Việc điều chỉnh này có thể thực hiện bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

  • Rà soát lại bảng lương của doanh nghiệp để đảm bảo bậc 1 thấp nhất cũng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Trong trường hợp có bậc lương thấp hơn thì cần điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương cho cơ quan quản lý nhà nước.
  • Rà soát và điểu chỉnh lại tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp 4.(i) và 4.(ii) nêu trên. Doanh nghiệp sẽ phải sử dụng mức lương sau điều chỉnh để tính toán mức đóng bảo hiểm xã hội.

Để thuận tiện cho Quý Khách hàng tham khảo toàn văn văn bản và biết được địa điểm kinh doanh của mình thuộc địa bàn có mức lương tối thiểu vùng, chúng tôi gửi kèm theo đây Nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020. Dưới định dạng PDF

Bản quyền thuộc về LTT và Các Cộng Sự. Mong các bạn nhớ ghi nguồn khi copy bài viết

Liên Hệ Tư Vấn:

Để được tư vấn các vấn đề pháp lý về lao động, doanh nghiệp và thương mại, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:

Công ty Luật LTT & Lawyers

Địa chỉ: Lầu 3, Longdan Tower, 185 Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: info@lttlawyers.com hoặc them.le@lttlawyers.com

Website: https://lttlawyers.com/

SĐT:  (+84) 28 6270 7278 hoặc hotline: 0906 122 830