tra-phi-thu-hoi-cong-no

NÊN TRẢ PHÍ THU HỒI CÔNG NỢ THEO CÁCH NÀO?

Trả phí thu hồi công nợ như thế nào? Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thì hoạt động kinh doanh, sản xuất của các chủ thể cũng ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp ra đời phục vụ cho mục đích lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận. Điều này làm nhu cầu vay tài sản của các bên trở nên phổ biến. Khi đến hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay mà bên vay không trả hoặc trả không đủ khoản vay thì bên cho vay sẽ có nhu cầu tìm đến các phương thức để nhanh chóng thu hồi khoản nợ. Trong đó, dịch vụ tư vấn của các luật sư là lựa chọn của nhiều chủ thể nhằm thu hồi khoản vay một cách nhanh chóng và hiệu quả. Theo quy định tại Luật Luật sư 2006 thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Hiện nay, nhiều công ty luật đang hỗ trợ khách hàng giải quyết nhu cầu về khởi kiện đòi nợ, nhận ủy quyền của chủ nợ để yêu cầu khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của họ. Mức giá thu hồi nợ có sự khác nhau giữa các công ty luật. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có 2 cách thức tính giá phổ biến, cụ thể:

Với cách thứ nhất thì giá dịch vụ sẽ bao gồm giá điều tra hồ sơ ban đầu và giá thù lao dựa trên số tiền thu hồi nợ. Theo đó chi phí điều tra hồ sơ ban đầu thường là số tiền không hoàn lại, kể cả thu được hay không thu được thì khách hàng sẽ tốn chi phí đó.  Chi phí này còn được gọi là chi phí trọn gói. Theo đó, công ty cung cấp dịch vụ sẽ đề xuất khách hàng thanh toán chi phí cố định, trọn gói để giải quyết theo tiến độ hoặc toàn bộ vụ việc mà không phụ thuộc vào số tiền thu hồi được. Chẳng hạn: Khách hàng trả phí cố định để công ty luật khởi kiện khách hàng cho đến khi vụ việc có bản án, quyết định của tòa án hoặc khách hàng trả một khoản tiền để yêu cầu công ty tiến hành đòi nợ khách hàng trong khoảng thời gian 01 năm, chi phí bỏ ra không phụ thuộc vào kết quả thu hồi nợ. Mức phí này thường khá nhỏ, kết hợp với công tác phí và thường được thanh toán sau khi ký hợp đồng dịch vụ.

tra-phi-thu-hoi-cong-no

Cách tính thứ hai là giá dịch vụ chỉ được xác định dựa trên số tiền thu hồi nợ. Theo cách tính này thì khi không thu hồi được khoản, khách hàng sẽ không mất khoản chi phí nào cho việc sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê. Đây là phương thức tính phí đặc trưng, phổ biến nhất mà hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ sử dụng mô hình hoạt động này với nguyên tắc “Không thu được nợ, không nhận thù lao”Với cách tính phí dựa vào dựa trên số tiền thu hồi được, khách hàng sẽ hạn chế được những rủi ro trong trường hợp không thu hồi được khoản nợ và cũng là động lực giúp luật sư có biện pháp thu hồi khoản nợ một cách hiệu quả để có chi phí thu hồi nợ. Tùy vào tính chất từng khoản nợ của từng khách hàng thì các mức giá sẽ khác nhau. Các công ty thường đề xuất mức công tác phí ban đầu khá thấp phục vụ cho hoạt động đi lại và nhận thù lao khoảng từ 20% đến 50% trên tổng số tiền thu được, tùy thuộc vào đặc điểm của hồ sơ công nợ như thời gian quá hạn thanh toán, giá trị công nợ, khách nợ bỏ trốn, hồ sơ không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố cơ bản thường ảnh hưởng đến mức giá thu hồi như khu vực mà khách nợ đang cư trú, làm việc hoặc hoạt động; ngày trễ hạn của khoản nợ; giá trị của khoản nợ; các tranh chấp có thể có liên quan đến khoản nợ; Tình hình tài chính hoặc tình hình hoạt động của khách nợ.