xin-cap-phep-du-an

Nhà Đầu Tư nước ngoài khi xin cấp phép dự án về sản xuất tại việt nam cần lưu ý những vấn đề gì?

Xin cấp phép dự án về sản xuất tại việt nam cần lưu ý những vấn đề gì?

Thứ nhất: Địa điểm Sản Xuất:

Địa điểm sản xuất là một vấn đề quan trọng mà Nhà Đầu Tư cần tìm kiếm và lựa chọn đầu tiên để từ đó kiểm tra về các chính sách ưu đãi cũng như những hạn chế khi thực hiện dự án. Địa điểm sản xuất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch môi trường của tỉnh/thành phố. Doanh nghiệp không được hoạt động sản xuất tại khu dân cư tập trung, khu vực nội thành mà chỉ được đặt tại các vùng lân cận, xa khu dân cư, khu vực được UBND quy hoạch sản xuất như Khu Công Nghiệp. Hiện nay, tại các tỉnh/thành phố đều có nhiều Khu Công Nghiệp được quyền hoạt động sản xuất, Nhà Đầu Tư có thể liên hệ các Khu Công Nghiệp tại các tỉnh nơi Nhà Đầu Tư dự kiến đặt địa điểm hoạt động sản xuất để khảo sát, đánh giá. Trong trường hợp, Nhà Đầu Tư mong muốn đặt nhà máy sản xuất địa điểm bên ngoài Khu Công Nghiệp, nhưng xa khu dân cư thì khi xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư, cơ quan cấp phép sẽ hỏi ý kiến của UBND cấp tỉnh/thành phố để kiểm tra về vấn đề quy hoạch và phê duyệt dự án.

Bên cạnh đó, đối với các dự án lớn sử dụng diện tích đất lớn từ 50ha trở lên có thể phải xin chấp thuận của Chính Phủ hoặc Quốc Hội trước khi được cấp phép. Điều này cũng cho thấy rằng, Nhà Đầu Tư cần tìm hiểu kỹ quy định pháp luật và các thủ tục bắt buộc khi quyết định đầu tư vào Việt Nam để có kế hoạch đầu tư phù hợp.

Thứ hai: Tác động của dự án đối với phát triển kinh tế, xã hội và hiệu quả kinh tế của dự án

Tiêu chí này cũng không kém phần quan trọng, Nhà Đầu Tư cần chứng minh cho cơ quan cấp phép nhận thấy những tác động quan trọng do dự án mang lại và có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành, của khu vực hay không.

Cụ thể:

• Kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường, nguồn nguyên liệu, khả năng tác động đến môi trường bên ngoài và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.

• Nhu cầu sử dụng lao động địa phương;

• Doanh thu, lợi nhuận dự kiến và các khoản đế sẽ nộp vào ngân sách nhà nước ít nhất 3 năm kể từ thời điểm dự án đi vào hoạt động.

Từ đó, Cơ quan cấp phép hiểu rõ được năng lực và hiệu quả của dự án mang lại

Thứ ba: Ưu đãi đầu tư

Bên cạnh đó, để thu hút Nhà Đầu Tư thực hiện dự án tại các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ngành nghề nhà nước khuyến khích đầu tư, Chính Phủ đã ban hành những chính sách ưu đãi như sau:

• Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

• Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được tru khi tính thu nhập chịu thuế. Các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được ưu đãi đầu tư:Nhà Đầu Tư có thể tham khảo thêm trong Phụ Lục III – Danh Mục Địa Bàn Ưu Đãi Đầu Tư (Kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ)

xin-cap-phep-du-an

Thứ tư: Quy mô đầu tư

Tiêu chí này thể hiện qua diện tích đất, diện tích xây dựng của dự án. Số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong năm. Đây là tiêu chi bắt buộc cần được giải trình khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án và sẽ được ghi nhận cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án. Trong trường hợp Nhà Đầu Tư không hoạt động đúng như quy mô đã đăng ký hoặc vượt quá quy mô đã đăng ký thì phải thực hiện đăng ký điều chỉnh quy mô đầu tư với cơ quan cấp phép.

Thứ năm: Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án cũng là một điều kiện quan trọng mà cơ quan cấp phép quan tâm khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư. Nhà Đầu Tư cần có lộ trình thực hiện dự án, từ thời điểm chuẩn bị dự án. góp vốn và đi vào hoạt động.

Thứ bảy: Môi Trường

Môi trường là vấn đề cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm đối với các dự án sản xuất. Rất nhiều Dự án sản xuất vi phạm vấn đề này dẫn đến tác động nặng nề đến môi trường, đặc biệt nguyên nhân bởi các chất thải của các nhà máy . Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ Môi trường 2014, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

• Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạn văn

• Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Cụ thể các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ Lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Trường hợp Dự án sản xuất không thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định ở trên, Nhà Đầu Tư phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ Môi trường 2014.