tranh-chap-lao-dong

Những lưu ý khi xảy ra tranh chấp lao động tại nước ngoài

Tranh chấp lao động tại nước ngoài Theo quy định tại Điều 73 Luật người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao được giải quyết trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên xem trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hay giải quyết trường hợp một bên vi phạm.

Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Căn cứ trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên mà một trong các bên có hành vi vi phạm quy định của Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

tranh-chap-lao-dong

1. Đương sự ở nước ngoài

Đương sự ở nước ngoài bao gồm: người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Đối với trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Thẩm quyền của Tòa án 

– Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài không có mặt tại Việt Nam thì tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi nguyên đơn khi hai bên có thỏa thuận thì đó là nơi nguyên đơn cư trú (cá nhân), có trụ sở (tổ chức); trong trường hợp không biết nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn thì khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến tiền lương, việc làm, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động;

– Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam đang cư trú và làm việc tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, trong trường hợp bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án về lao động.