luat-su-gioi

Những tiêu chí nào để đánh giá 1 luật sư giỏi

Những tiêu chí nào để đánh giá 1 luật sư giỏi

Thứ nhất, nhân cách và đạo đức nghề nghiệp:

Hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn tư vấn luật qua điện thoại, email hay hình thức trực tuyến khác vì có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí cho khách hàng, tuy nhiên có nhiều vụ việc phức tạp, cần phải cung cấp đầy đủ tài liệu để Luật sư nghiên cứu và cần trao đổi trực tiếp với khách hàng. Tại đây luật sư và khách hàng có thể trực tiếp đặt các câu hỏi, nghi vấn liên quan đến vụ việc quan tâm cũng như đề nghị Luật sư giải đáp tất cả những thắc mắc mà khách hàng gặp phải, đưa ra lời khuyên, ý kiến tư vấn và các căn cứ pháp lý cho vấn đề mà Luật sư tư vấn, hướng giải quyết vụ việc cũng như khả năng kết quả giải quyết vụ việc sẽ như thế nào? Qua đây, giúp Khách hàng cảm nhận được trình độ, nhân cách của Luật sư, một luật sư chuyên nghiệp, giỏi và có tâm sẽ đưa ra lời khuyên chân thành và thẳng thắn nhất cho khách hàng.

Luật sư khi nhận thực hiện bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho một bên sẽ là đối lập với bên còn lại, do đó không tránh khỏi những hành vi bị lôi kéo thậm chí là câu kết, vụ lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng hoặc hành vi vòi vĩnh từ chính luật sư đối với thân chủ của mình. Do đó, đạo đức nghề luật sư cần phải đặt lên quan trọng hàng đầu để khách hàng quyết định đặt niềm tin mà ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Thứ hai, có đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để giải quyết vụ việc liên quan đến yêu cầu của khách hàng:

Thực sự, Luật sư có nhiều bằng cấp cũng chưa hẳn là một luật sư giỏi, quan trọng là liên quan đến yêu cầu của khách hàng luật sư đã từng có kinh nghiệm trực tiếp xử lý, giải quyết hay chưa. Ví dụ: Một luật sư chuyên bào chữa, tranh tụng thì sẽ là một lựa chọn tối ưu cho khách hàng đối với các vụ án hình sự, Luật sư chuyên về hôn nhân và gia đình sẽ phù hợp trong các vụ án Ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng, thừa kế, liên quan đến tranh chấp đất đai thì cần luật sư chuyên về nhà đất….Hoặc liên quan đến việc thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì cần một luật sư chuyên về Kinh doanh thương mại, doanh nghiệp, kế toán…

Kinh nghiệm là yếu tố vô cùng quan trọng để giải quyết vụ việc, bởi lẽ dù luật sư được trang bị những kiến thức pháp luật rất cơ bản nhưng có thể vì kinh nghiệm chưa nhiều trong lĩnh vực cần giải quyết thì có thể cũng dẫn tới những thiếu sót vì pháp luật đôi khi không hướng dẫn chi tiết dẫn đến mọi địa phương áp dụng hay thực hiện một cách khác nhau, hoặc luật sư cần kinh nghiệm thực tế để đề xuất giải pháp với Cơ quan chức năng có thẩm quyền và cả đương sự trong vụ việc mình nhận thực hiện.

Thứ ba, có tâm, chuyên nghiệp luôn năng động, dũng cảm và đồng hành cùng với khách hàng mọi lúc và mọi nơi:

Nghề Luật sư là nghề nghiệp đặc biệt và cũng khá nguy hiểm, thực tế trong quá trình hành nghề, nhiều luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự…không ít lần bị đe dọa, hành hung nếu luật sư giỏi nhưng không dũng cảm đối mặt với cái xấu, cái ác thì sẽ không thể giúp được khách hàng, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp, bảo vệ lẽ phải cho khách hàng thì sẽ không mang đến công bằng cho xã hội.

  Nên Luật sư giỏi cũng cần phải dũng cảm đối diện với cái xấu, cái ác và cái trái pháp luật để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công bằng cho xã hội đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Do đó, một luật sư giỏi, có tâm và chuyên nghiệp không hẳn là luật sư có tuổi nghề cao, làm việc ở các tổ chức hành nghề luật sư lớn mà Luật sư giỏi còn có thể là những luật sư trẻ làm việc ở những Văn phòng luật sư có quy mô vừa/nhỏ nhưng có kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể, dũng cảm đối diện với mọi khó khăn trong vụ án, đồng hành và không bỏ rơi khách hàng, luôn quan tâm – chia sẻ và phối hợp chặt chẽ với khách hàng để giải quyết nhanh chóng và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.

luat-su-gioi

Thứ tư, phải là người có các kỹ năng mềm cần thiết.

Các kỹ năng nói, khả năng thuyết phục, biết cách đặt câu hỏi, có kỹ năng tranh luận, hùng biện, đàm phán và cả khả năng soạn thảo các tư vấn pháp lý, hợp đồng, thỏa thuận được xem là những kỹ năng mềm quan trọng của một luật sư giỏi. Một luật sư giỏi là người có thể thông qua kỹ năng mềm của mình (chủ yếu thể hiện qua việc nói và viết), truyền đạt các vấn đề chuyên ngành, có phần khó hiểu, từ khía cạnh pháp lý tới khách hàng một cách dễ hiểu và hợp lý nhất. Muốn vậy, các luật sư giỏi còn phải là người thành thạo các kỹ năng mềm như kỹ năng trình bày, giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý quỹ thời gian của bản thân.

Thứ năm, tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic

Bên cạnh đó, một luật sư giỏi không thể thiếu đi khả năng tư duy logic, pháp lý và phán đoán vấn đề. Với mỗi một khách hàng, luật sư sẽ phải giải quyết các vấn đề khác nhau với độ phức tạp khác nhau. Không có một công thức mẫu cụ thể nào áp dụng cho mọi vấn đề pháp lý. Do đó, sự khác biệt chủ yếu giữa luật sư giỏi và luật sư bình thường nằm ở khả năng tư duy và phân tích vấn đề. Luật sư giỏi là người có thể sử dụng khả năng phân tích và phán đoán của mình để giải quyết các tình huống pháp lý lắt léo một cách đơn giản và thấu đáo nhất.

Thứ sau, đam mê với nghề luật

Đam mê là yếu tố khó khăn nhất và khó để hoàn thiện nhất. Bởi lẽ, có rất ít những luật sư đang hành nghề, mà đến với nghề luật sư xuất phát bởi sự đam mê cháy bỏng ngay từ những ngày đầu tiên. Sẽ có rất người phản đối nhận định này, cho đến khi phân biệt được một cách rõ ràng giữa sở thích và đam mê. Một số luật sư cảm thấy được sự vất vả của công việc này và quyết định chuyển sang làm công việc khác. Thực tế có nhiều luật sư hành nghề một thời gian rồi bỏ nghề khi các điều kiện sống không bắt buộc họ phải làm nghề.