xu-ly-no-ca-nhan

3 bước xử lý nợ cá nhân đúng luật

Quy trình xử lý nợ cá nhân

Bước 1: Thông báo về việc nợ đối với khách hàng

  • Theo quy định của Pháp luật về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm và quyền trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Đối với hoạt động này, tổ chức tín dụng tiến hành xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng đã được quy định trong điều lệ và được khách hàng tiếp cận, hiểu rõ. Mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay cho tổ chức tín dụng của mình.
  • Trong quá trình tiến hành kiểm tra và giám sát, nếu xảy ra trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau: Số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.

Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Sau khi tiến hành thông báo về vấn đề nợ của khách hàng và khách hàng có trình bày lý do về việc không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả từ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể:

  • Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì sẽ được xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay).
  • Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
  • Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.
  • Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay.
xu-ly-no-ca-nhan

Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm

Cách xử lý nợ của ngân hàng

Sau khi tiến hành thông báo và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

  • Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.
  • Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng với nội dung chủ yếu bao gồm: lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm bị xử lý; và thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.
  • Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.
  • Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm (trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác). Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Những cách xử lý nợ đúng pháp luật của ngân hàng để thu hồi nợ.

1/ Gọi điện liên lạc với người đi vay để thông báo về khoản vay.

2/ Thông báo tới cơ quan, công ty nơi người vay đang làm việc để hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.

3/ Bàn giao cho bên thứ 3 để thu hồi nợ.

4/ Đưa ra toàn để giải quyết theo đúng pháp luật.

5/ Lưu lịch sử nợ xấu trên CIC hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay vốn sau này.

Có thể bạn quan tâm: 7 Bước Xử Lý Nợ Doanh Nghiệp

Trên đây là Quy trình xử lý nợ cá nhân ra sao cho đúng luật. Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các vấn đề pháp lý về Hợp đồng vay nợ, tịch thu tài sản thế chấp lòng liên hệ với các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin