xu-ly-no-doanh-nghiep

7 Bước Xử Lý Nợ Doanh Nghiệp

Xử lý nợ doanh nghiệp: Công nợ được hiểu là các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp dùng để mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh…trong một kỳ thanh toán được chuyển sang kỳ sau thì được hiểu là công nợ của doanh nghiệp.

Đối với các khoản công nợ của doanh nghiệp được phân thành công nợ phải trả và công nợ phải thu.

Công nợ phải trả: là các khoản phải trả cho các nhà cung cấp, đơn vị đối tác mà doanh nghiệp chưa thanh toán

Công nợ phải thu: Là các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm tiền bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đối tác mà chưa thu được, các khoản cho vay, đầu tư …

Sau đây là quy trình 7 bước xử lý nợ đối với doanh nghiệp.

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ khách nợ, vấn đề pháp lý, tài sản và điểm mạnh yếu của từng hồ sơ:

Đây là công việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm đối với mỗi khoản nợ, con nợ trước khi tiến hành bắt tay vào công tác thu hồi nợ. Việc kiểm tra, phân tích hồ sơ cho doanh nghiệp thấy cái nhìn tổng quát hơn về từng trường hợp nợ nhằm phân tích phương án tiếp cận sử lý, số tiền cần đòi và dự kiến được các bước khó khăn hay thuận lợi trong quá trình thu hồi nợ.

Bước 2: Phân loại khách hàng, con nợ theo từng tiêu chí phù hợp

Có thể phân loại theo dư nợ, dư nợ gốc, theo tính chất hợp tác, bất hợp tác….. Sau khi phân loại cụ thể từng nhóm doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp cận và tác động đến từng con nợ, lên kế hoạch sẵn sàng và chuẩn bị tài liệu hồ sơ để xử lý dứt điểm từng nhóm cụ thể.

Có thể bạn quan tâm Thu hồi nợ pháp lý là gì?

Bước 3: Phân công bộ phận thu hồi nợ trong doanh nghiệp:

Thông thường, doanh nghiệp sẽ phân công các bộ phận khác nhau để nhắc nợ, đòi nợ, có thể là kế toán công nợ, nhân viên kinh doanh tự đòi, nhân viên phòng hành chính hoặc nhân viên pháp lý. Một số doanh nghiệp sẽ phân công cho người đang trực tiếp tương tác với khách nợ trước đó, bởi họ là người hiểu rõ vụ việc, biết rõ khách hàng và dễ gây thiện cảm khi tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, do mối quan hệ thân thiết nên tính răn đe không cao, trường hợp khách hàng bất hợp tác thì không thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hoặc khó khăn trong việc gây áp lực lên khách hàng và điều quan trọng là họ cũng không có chuyên môn thu hồi nợ.

xu-ly-no-doanh-nghiep

Bước 4: Thực hiện các bước nhắc nợ, thông báo nợ trước khi tranh chấp xảy ra:

Tùy theo từng tình huống, từng khoản nợ doanh nghiệp nên áp dụng các phương thức nhắc nợ qua điện thoại email, mạng xã hội hoặc nhờ các mối quan hệ để nhắc nợ. Thời hạn nhân đạo, phương thức sẽ áp dụng tùy khách hàng cụ thể. Kỹ năng khi nhắc nợ cần nhẹ nhàng gay gắt hay áp lực mạnh hoặc kết hợp gửi công văn thông báo để đảm bảo yếu tố pháp lý sau này nếu phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần nhắc theo từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, bước này cần phải thực hiện một cách liên tục và phải linh hoạt tùy theo tình huống nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bước 5: Thương lượng, đàm phán với khách nợ:

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thu hồi nợ đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức và kỹ năng thu hồi nợ vừa phải khéo léo, linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất. Sẽ có nhiều cách thức thương lượng, đàm phán nhưng thực tế áp dụng linh hoạt như sau:

Thanh toán chậm theo từng đợt, chia theo kỳ hạn nhỏ và chốt thời gian thanh toán cuối cùng.

Cho thanh toán theo số tiền nhỏ hơn, từng lần hoặc tách ra theo từng đợt phù hợp khả năng thanh toán của con nợ.

Giảm, miễn một phần nợ, nợ lãi hoặc chi phí có thể giảm được vì chính sách từng công ty và từng thời điểm.

Chấp thuận linh hoạt cho thanh toán bằng tiền, hàng hóa, chứng khoán hoặc câu trừ nợ, bù trừ nghĩa vụ.

Và các phương án linh hoạt khác trong thương lượng với con nợ sao cho vừa phù hợp chính sách, khả năng của doanh nghiệp, vừa đảm bảo khả năng chi trả và hiệu quả thu hồi công nợ.

Có thê bạn quan tâm: Dịch vụ thu hồi nợ áp dụng những cách tính phí nào?

Bước 6: Khởi kiện ra tòa án tòa án hoặc cơ quan công an:

Đây là giải pháp gây áp lực cực lớn nhưng cũng rất ít doanh nghiệp tính tới nhưng đối với những con nợ bất hợp tác, trốn tránh hoặc những khoản công nợ lớn thì đây là giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác xử lý, thu hồi công nợ. Tất nhiên cũng cần xem xét đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí nhân lực và thời gian. Ngoài ra nó chỉ hiệu quả khi có sự hỗ trợ của công ty luật phải luật sư có chuyên môn giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Bước 7: Yêu cầu thi hành án, truy tìm tài sản và phát mãi tài sản:

Đây là bước được áp dụng ngay sau việc khởi kiện và là bước quan trọng nhất để có thể thu hồi được khoản nợ. Tùy theo tính chất phức tạp, đặc điểm từng vụ việc để quá trình thi hành án, phát mãi tài sản nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn. Tất nhiên đây là hoạt động mang tính chuyên môn cao nên để hiệu quả thì doanh nghiệp cần có công ty luật, luật sư chuyên môn tư vấn và đại diện xử lý để bảo đảm hiệu quả

Trên đây là Quy trình xử lý nợ doanh nghiệp. Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các ván đề pháp lý về thu nồi nợ, xử lý nợ xấu, nợ khó đòi. Vui lòng liên hệ với các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.