Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh có được tự quyết định giá bán hàng hóa, dịch vụ không?

Quyế định giá bán hàng hóa, dịch vụ:

To toàn bộ hệ thống kinh tế quốc gia có thể vận hành theo trường học cơ bản, giá thành chính là một trong các trọng yếu tố.

Giá cả hành hóa, dịch vụ sẽ phản ánh được quy luật cung – cầu hiện hữu của từng nền kinh tế trong từng giai đoạn, theo đó, giá cả sẽ được quyết định bởi quy luật cung – cầu theo sự vận động của thị trường, liệu Nhà nước hay tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có được tự quyết định giá bán hàng hóa, dịch vụ hay không?

Theo quy định của Luật giá năm 2012:

nguyen-tac-quy-dinh-gia-ban-san-pham

Điều 5. Nguyên tắc quản lý giá

1. Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

Theo các quy định trên, Nhà nước có quyền định giá, quy định khung giá, giá tối đa, tối thiểu ở một số hàng hóa, dịch vụ thuộc “Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giᔓDanh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.

Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hiện hành bao gồm:

a) Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;

b) Điện bán lẻ;

c) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);

d) Phân đạm urê; phân NPK;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;

e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;

g) Muối ăn;

h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;

i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;

k) Thóc, gạo tẻ thường;

l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(Điều 3.1 Nghị định 177/2013/NĐ-CP)

danh-muc-hang-hoa-do-nha-nuoc-quy-dinh

Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;

b) Tài nguyên quan trọng;

c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

(Điều 19.1 Luật giá năm 2012)

Đối với các hàng hóa ngoài các Danh mục trên, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được quyền quyết định giá bán hàng hóa của mình. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, quyền tự định đoạt này phải tuân theo cơ chế thị trường.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân phải thực hiện niêm yết giá thành. Cụ thể, phải niêm yết giá thành một cách thích hợp, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng các cách thức: in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp không tuân thủ yêu cầu này, tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền lên đến 2 triệu đồng (đối với tổ chức) và 1 triệu đồng (đối với cá nhân) trong lần đầu vi phạm.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước. (Điều 4.6 Luật giá năm 2012 và Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn).

Có thể bạn quan tâm tới dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự, thương mại của chúng tôi:

https://lttlawyers.com/vi/practice/giao-dich-dan-su/

Bài viết được thực hiện bởi LTT & Lawyers. Mong quý độc giả có thể chia sẻ đông đảo tới bạn đọc. Ngoài ra đừng quên ghi nguồn khi copy bài viết.