CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI DOANH NGHIỆP

Hiện nay, có rất nhiều lý do khiến người lao động phải ngưng làm việc tại doanh nghiệp, và khi ấy việc cần làm của doanh nghiệp và người lao động là thực hiện các thủ tục khi chấm dứt hợp đồng lao động.

CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI DOANH NGHIỆPchamduthopdonglaodong

Thông thường sau khi chấm dứt quan hệ lao động với người lao động, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau đây:

Bàn giao công việc mà người lao động đang phụ trách, các thiết bị, công cụ làm việc được doanh nghiệp cung cấp để thực hiện, hỗ trợ các công việc được phân công. Các công việc trên thường được ghi nhận vào Biên bản bàn giao công việc và có chữ ký xác nhận của người lao động và nhân viên đại diện doanh nghiệp.

1/ Ban hành văn bản xác nhận về việc người lao động đã chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp (Quyết định thôi việc/Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động/Thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động,…)

2/ Người sử dụng lao động cần ban hành văn bản này do đây là một trong những tài liệu của hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp người lao động không tìm được việc làm và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động sử dụng văn bản xác nhận trên để hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật.

3/ Thực hiện thủ tục báo giảm lao động:

Theo Điều 85.3 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp người lao động không làm việc và không nhận lương từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên thì người lao động và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Do đó:

  • Nếu người lao động làm việc dưới 14 ngày làm việc/tháng và chỉ hưởng lương những ngày làm việc thì người lao động và doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó => Doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo giảm từ tháng mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
  • Nếu người lao động làm việc trên 14 ngày làm việc/tháng và/hoặc hưởng lương những trên 14 ngày làm việc/tháng thì người lao động và doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó => Doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo giảm từ tháng tiếp theo sau khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nhận được hồ sơ báo giảm, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

4/ Thực hiện thủ tục Xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN (chốt sổ bảo hiểm xã hội):

Sau khi thực hiện thủ tục báo giảm lao động hoặc đồng thời với đợt báo giảm lao động, doanh nộp hồ sơ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN (chốt sổ bảo hiểm xã hội) sau khi nộp đủ BHXH, BHTN, BHYT của doanh nghiệp đến tháng trước tháng báo giảm lao động. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.