Dịch Bệnh COVID-19 Có Phải Là Trường Hợp Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Không?

Đại dịch Covid-19 đang gây hậu quả nặng nề cho rất nhiều hoạt động kinh doanh, hướng dẫn các bên không thể thực hiện đúng thỏa mãn trong ban đầu hợp đồng. Đây có thể xem là trường hợp bất khả kháng để loại trừ đồng phạm vi trách nhiệm? Đáp án phụ thuộc vào nhiều pháp lý tố và áp dụng hình thức.

Tình hình dịch bệnh Covid hiện nay

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế cập nhật đến 6h00 ngày 6/4/2020, tại Việt Nam đã ghi nhận 241 người nhiễm bệnh COVID-19 và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trước tình hình dịch bệnh với mức độ nguy hiểm, lan rộng khó lường, ngày 27/3/2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 15 về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 31/3, Thủ tướng đã tiếp tục ban hành Chỉ thị số 16 ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Dưới ảnh hưởng nặng nề và hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế của dịch bệnh, rất nhiều hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đã bị trì trệ hoặc thậm chí phải đóng cửa.

Virus covid-19 gây ra nhiều ảnh hướng đến quan hệ hợp đồng

Từ đó, các quan hệ hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng lao động và các loại hợp đồng dân sự liên quan phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất định, khiến các chủ thể trong hợp đồng khó thực hiện được nghĩa vụ, cam kết của mình.

Các bên không tránh khỏi sự lúng túng trong việc tiếp tục thực hiện, tạm dừng, hay chấm dứt hợp đồng và không thể bỏ qua hệ quả của việc vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật Việt Nam, các bên dù không thể thực hiện được hợp đồng vẫn có thể được miễn trừ trách nhiệm của mình khi vận dụng phù hợp căn cứ Sự kiện bất khả kháng.

Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng là gì?

Để hiểu rõ hơn về căn cứ trên, chúng ta hãy tìm hiểu pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về Sự kiện bất khả kháng.

Sự kiện bất khả kháng được định nghĩa là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước đượckhông thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015)

Căn cứ vào quy định trên, một sự kiện có thể được xem là bất khả kháng nếu đáp ứng được cả 3 yếu tố sau:

  • Có tính khách quan:là sự kiện xảy ra không theo ý chí của các bên, nó có thể là những sự kiện tự nhiên như thiên tai (bão, lụt, động đất, hạn hán,…) hay có sự tác động của con người như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ ;
  • Không thể lường trước: nghĩa là sự kiện xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên và cũng không theo ý chí của bên nào. Tại thời điểm diễn ra các thỏa thuận, giao kết, các bên không thể lường trước được sự kiện này; và
  • Không thể khắc phục được: Hệ quả của sự kiện không thể khắc phục được mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và nằm khả năng cho phép.

Dịch bệnh COVID-19 có phải là Sự kiện bất khả kháng không?

Tác động của đại dịch COVID-19 là không hề nhỏ và diễn biến rất phức tạp, đặc biệt mang cả 3 yếu tố chính của một Sự kiện bất khả kháng như đã phân tích theo quy định pháp luật trên.

Kết hợp với tình hình xã hội hiện nay, đã có hai Chỉ thị quan trọng về dịch bệnh COVID-19, đó là Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối tháng 3/2020.

Hai Chỉ thị này đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt như: dừng hội họp, sự kiện có sự tập trung trên 20 người trong 1 phòng, hạn chế di chuyển giữa các địa phương, và đặc biệt là các nội dung thực hiện cách ly toàn xã hội từ 0 giờ ngày 1/4/2020.

Như vậy, dưới tính chất “bất khả kháng” kết hợp với yêu cầu của các chỉ thị quyết liệt từ Thủ tướng, dịch COVID-19 có thể được xem là một Sự kiện bất khả kháng trong các thỏa thuận, quan hệ hợp đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đó.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi quan hệ hợp đồng đều có thể coi dịch COVID-19 là sự kiện bất khả kháng, việc xác định cần phải xét qua nhiều yếu tố pháp lý. Đây là một nghiệp vụ chuyên môn mà thông thường Luật sư có chuyên môn về Hợp đồng sẽ thực hiện tốt nhất, giúp các bên tránh rủi ro hiểu sai dẫn đến áp dụng sai quy định pháp luật, và đặc biệt tránh các tổn thất do vi phạm hợp đồng.

Hệ quả của Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng

Theo quy định, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do Sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (căn cứ vào khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015).

Cụ thể hơn, Luật Thương mại 2005 đã quy định rằng Sự kiện bất khả kháng cũng được xem là một Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, các bên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thỏa thuận, hợp đồng có thể áp dụng căn cứ này để loại trừ trách nhiệm dân sự của mình.

Tuy nhiên, quy định trên của Bộ luật Dân sự vẫn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên. Nếu trước đó trong hợp đồng đã quy định rõ một cách thức, biện pháp thay thế khi phát sinh Sự kiện bất khả kháng thì các bên vẫn phải tôn trọng thực hiện quy định này như đã thỏa thuận, miễn sao việc thỏa thuận riêng này đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Việc Soạn thảo hợp đồng kinh tế đầy đủ với điều khoản quy định về Sự kiện bất khả kháng một cách khoa học và hợp pháp phụ thuộc rất nhiều và kỹ năng Soạn thảo hợp đồng của các bên.

Thông thường, việc lập nên một hợp đồng thương mại nếu được Luật sư về thương mại soạn thảo sẽ là một giải pháp tối ưu, nhất là những giao dịch phức tạp.

Sự kiện bất khả kháng trong các loại hợp đồng

Có thể thấy rằng khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các chủ thể trong hợp đồng đều có thể bị ảnh hưởng hoặc thiệt hại nghiêm trọng. Tùy theo mỗi loại quan hệ hợp đồng, mà sự kiện mang tính toàn cầu này gây những tác động khác nhau về tính chất, mức độ và khả năng thực thi của hợp đồng.

Tuy nhiên như đã phân tích, không phải lúc nào cũng có thể mặc nhiên COVID-19 là một sự kiện bất khả kháng mà cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản theo quy định pháp luật.

Vậy nên, để hiểu rõ hơn và xác định được như thế nào là Sự kiện bất khả kháng một cách cụ thể nhất thì chúng ta có thể tham khảo qua các loại quan hệ hợp đồng sau:

Trường hợp Bất khả kháng trong Hợp đồng lao động

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa và dừng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của chỉ thị Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, rất nhiều người lao động không thể tiếp tục làm việc được, dẫn đến tình trạng cả chủ doanh nghiệp và nhân viên lúng túng về mối quan hệ Hợp đồng lao động giữa các  bên.

Trước tình trạng này, nếu người sử dụng lao động không có cách ứng xử phù hợp, lợi dụng dịch bệnh để sa thải trái pháp luật hay chấm dứt hợp đồng lao động trải pháp luật sẽ dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật lao động.

Do đó, khi Sự kiện bất khả kháng do COVID-19 xảy ra, chủ doanh nghiệp cần tham vấn ý kiến của Luật sư chuyên môn về pháp luật lao động, hoặc tự trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cần thiết để vận dụng phù hợp.

Trong thời gian vừa qua, Bộ LĐ-TBXH đã ra công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL gửi đến các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn trả lương cho người bị ngừng việc do COVID-19 trong các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phải cho lao động nghỉ việc.

Theo đó, việc chi trả lương ngừng việc này sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động. Nếu do nguyên nhân Sự kiện bất khả kháng dịch bệnh COVID-19 gây ra tình trạng người lao động phải ngừng việc, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Cụ thể, công văn này đã liệt kê một số trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

  • Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Bên cạnh đó, công văn cũng đề cập đến một số trường hợp ngừng việc khác ảnh hưởng đến mối quan hệ lao động như sau:

  • Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động;
  • Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động;
  • Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.

Khi áp dụng một trong những phương án trên vào thực tế, doanh nghiệp và người lao động có thể tham vấn ý kiến Luật sư, người có chuyên môn để tiến hành soạn thảothỏa thuận về lao động tương ứng, chẳng hạn như Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, Thỏa thuận điều chỉnh mức lương, …

Trường hợp bất khả kháng trong Hợp đồng thuê nhà đất

Về bản chất Hợp đồng thuê nhà đất là một giao dịch dân sự giữa bên có đất cho thuê và Bên thuê đất.

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, rất nhiều cửa hàng kinh doanh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những cơ sở ăn uống, dịch vụ tụ tập đông người hay nhưng cơ sở lưu trú như khách sạn, resort,…

Trước gánh nặng về tiền thuê mặt bằng, tiền nhân công và các chi phí vận hành khác, rất nhiều bên trong hợp đồng thuê nhà đất phải tạm dừng kinh doanh. Điều này dẫn đến Bên thuê không còn đủ năng lực chi trả tiền thuê hàng tháng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, nếu Bên thuê nhà đất nếu không thực hiện đúng việc chi trả tiền thuê sẽ trở thành Bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, việc vi phạm này thuộc vào trường hợp được miễn trách nhiệm đối với Bên vi phạm.

Căn cứ theo điểm b, khoản 1, Điều 294 Luật Thương mại 2005, Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Lúc này, Bên vi phạm (hay Bên thuê nhà đất) cần phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia (thường là bên quản lý, chủ sở hữu nhà đất) về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra, vì đây là nghĩa vụ của Bên vi phạm (theo căn cứ tại Điều 295 Luật Thương mại 2005).

Ngoài ra, Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình theo quy định.

Do vậy, để áp dụng đúng và thực hiện quy trình thông báo chuẩn xác, các bên có thể tham vấn ý kiến của Luật sư chuyên môn về giao dịch nhà đất. Thực tế, không phải quan hệ hợp đồng nào cũng có thể xét đại dịch COVID-19 là một sự kiện bất khả kháng.

Lúc này, việc tiến hành thực hiện Thỏa thuận miễn, giảm tiền thuê nhà đất có thể được xem là một biện pháp hợp tình hợp lý.

Bởi lẽ nếu buộc phải dừng hợp đồng vì Bên thuê không còn đủ khả năng chi trả tiền thuê, thì liệu rằng trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này, còn có bên nào khác có khả năng kinh doanh đến thuê nhà đất chăng?

Trường hợp bất khả kháng trong Hợp đồng Thương mại

Tương tự như trong mối quan hệ thuê nhà đất, các Hợp đồng thương mại cũng có thể áp dụng căn cứ Sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm cho Bên vi phạm.

Bên vi phạm có thể là Bên bán do tình hình dịch bệnh COVID-19 mà không thể tiến hành sản xuất hàng hóa giao cho Bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hoặc ngược lại, Bên mua cũng có thể trở thành Bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm dưới ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng COVID-19, do bị buộc phải dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Cần lưu ý thêm rằng khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn, và được cho phép hoạt động kinh doanh trở lại, thì trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt.

Khi ấy Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu Bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại (theo khoản 2 Điều 295 Luật Thương mại 2005).

KẾT LUẬN

Pháp luật đã quy định cụ thể về Sự kiện bất khả kháng và việc miễn trừ trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng trên hết là tinh thần thiện chí, hợp tác của các bên và đặc biệt là sự đoàn kết để cùng vượt qua giai đoạn đại dịch đầy khó khăn này.

Do vậy, các bên cần có sự thương lượng, thông báo, chia sẻ rõ ràng trước để tránh các mâu thuẫn, vi phạm hợp đồng không đáng có.

Đối với những hợp đồng với nội dung phức tạp hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng điều khoản về Sự kiện bất khả kháng, các bên nên tham vấn Ý kiến tư vấn của Luật sư, các chuyên gia pháp lý để tránh các rủi ro vi phạm hợp đồng và tổn thất do vi phạm. Đặc biệt là khi bạn muốn xác định dịch bệnh COVID-19 có phải là Trường hợp bất khả kháng trong thỏa thuận hợp đồng không./.